Những ngày vừa qua, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và cả các diễn đàn, mạng xã hội người ta đưa ra những quan điểm về một vấn đề không mới nhưng cũng chẳng cũ rằng: Liệu có nên coi mại dâm là một nghề?
Có người đưa ra ý kiến rằng việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp quản lý một cách dễ dàng hơn, giảm các tệ nạn như buôn người, mại dâm trẻ em...
Bên cạnh đó những phụ nữ làm gái mại dâm, khi hoạt động hợp pháp sẽ được bảo vệ theo pháp luật, tránh trường hợp bị lạm dụng... Tuy nhiên, cũng có người đưa ra quan điểm không đồng tình vì những vấn đề bất cập khó giải quyết.
Ảnh minh họa.
Theo trang Ranker của Mỹ, thực tế trên thế giới đã có khoảng 77 quốc gia đã hợp pháp hóa nghề mại dâm và 11 quốc gia giới hạn nghề này nhưng vẫn cho phép.
Dưới đây là danh sách một số nước đã chính thức coi mại dâm là một nghề:
1. Đan Mạch
Tại quốc gia này, mại dâm chính thức được coi là hợp pháp từ năm 1999. Bởi lẽ, việc theo dõi "ngành công nghiệp không khói" này sẽ dễ dàng hơn nếu nó được thực hiện công khai.
Hay hiểu đơn giản là cảnh sát sẽ dễ dàng quản lý hành động buôn bán hợp pháp hơn là một hoạt động bất hợp pháp.
Các hoạt động như cưỡng bức, mua bán và dụ dỗ trẻ vị thành niên vẫn là bất hợp pháp. Nhưng không phải để nói rằng hợp pháp hoá này đã không mang lại một số vấn đề pháp lý lạ lùng.
2. Phần Lan
Mại dâm được coi là hợp pháp ở Phần Lan nhưng việc mua bán tình dục ở nơi công cộng là bất hợp pháp.
Hoạt động mại dâm bùng nổ ở Phần Lan vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó hoạt động mua bán dâm chủ yếu giới hạn ở các căn hộ riêng, nhà hàng khiêu dâm và câu lạc bộ đêm tại các thành phố lớn.
Mua bán dâm ở các đường phố bị cấm, nhưng giống như nhiều ngành công nghiệp hiện nay, mau bán dâm thông qua Internet và quảng cáo cũng khá phổ biến ở nước này.
Ảnh minh họa.
3. Costa Rica
Mại dâm cũng là nghề hoàn toàn hợp pháp ở Costa Rica. Trên thực tế, đây còn là một nghề phổ biến, đặc biệt là ở các điểm có nhiều khách du lịch.
Tuy nhiên, quốc gia này gặp phải một vấn đề rất lớn là mại dâm trẻ em và nạn buôn bán người. Đã có rất nhiều phụ nữ và trẻ em bị bắt đến Costa Rica rồi bị bóc lột tình dục.
4. Argentina
Mại dâm là hợp pháp ở Argentina miễn là những người tham gia mua bán dâm phải trên 18 tuổi.
5. Belize
Belize, một quốc gia ở khu vực Trung Mỹ không hề công khai cấm việc mua bán dâm, và cũng không có bất kỳ hình thức nào để dẹp bỏ, vì vậy nhìn chung, mại dâm ở là hợp pháp.
Chính quyền cho phép bán dâm nhưng lại hạn chế việc mua dâm. Nhà chức trách Belize coi người lao động tình dục là nạn nhân, không phải tội phạm.
6. Áo
Mại dâm là hoàn toàn hợp pháp tại Áo. Những người bán dâm phải đăng ký, khám sức khoẻ định kỳ, từ 19 tuổi trở lên, và nộp thuế. Mặc dù vậy, có rất nhiều trường hợp buôn bán người và ép làm mại dâm ở đây.
7. Anh
Tại Anh, mại dâm về mặt kỹ thuật là hợp pháp. Tuy nhiên chính quyền vẫn cấm lập nhà thổ, tiếp thị, quảng cáo dưới mọi hình thức. Gái mại dâm không thể kiếm được khách ở nơi nào khác ngoài các khu đèn đỏ.
8. Pháp
Tại Pháp, mại dâm cũng được coi là hợp pháp nhưng hành vi môi giới, lập nhà thổ, quảng cáo bị cấm. Năm 2003, chính phủ nước này đã ra luật quy định những loại trang phục cũng như cung cách "tiếp thị" được phép dành cho gái mại dâm khi muốn đứng đón khách trên phố.
9. Đức
Ở quốc gia láng giềng của Pháp này, mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 1927 và có nhà chứa do nhà nước lập ra, hoạt động có quản lý. Người làm nghè mại dâm được đóng bảo hiểm y tế, phải đóng thuế và thậm chí họ còn được nhận các khoản trợ cấp xã hội.
10. Hy Lạp
Hy Lạp cũng đã theo "phương pháp" của Đức, nên họ coi việc mại dâm như một công việc thực tế trong xã hội. Người mại dâm có quyền bình đẳng và phải đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên.
(Nguồn: Tổng hợp)