Bài viết là lời chia sẻ của ông Lâm, 68 tuổi, sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Sau khi đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của ông Lâm nhận được nhiều lời an ủi.
Người ta nói nuôi con sẽ nhận được sự báo đáp khi về già. Con gái là chiếc áo bông nhỏ ân cần còn con trai là chiếc áo da chắn gió. Nhưng với tôi, nó chẳng khác gì câu chuyện viễn tưởng.
Tôi có tổng cộng 6 người con, gồm 4 trai, 2 gái. Lúc đầu, vợ chồng tôi nghĩ mình sẽ không sinh sau có người con thứ 3. Nhưng đúng con cái là lộc trời cho, các con đã đến bên tôi vào những thời điểm không ngờ. Nuôi 6 đứa con không phải là điều dễ dàng, có quá nhiều việc phải lo toan, cũng ngốn rất nhiều chi phí sinh hoạt hàng tháng.
Lúc đầu, tôi sinh được 4 con gái liên tiếp, thú thực vợ chồng tôi định dừng lại, nỗ lực nuôi dạy các con nên người. Nhưng vì gia đình tôi sống ở quê, vẫn tồn tại nhiều hủ tục. Mẹ tôi không vừa ý, bắt vợ tôi phải có con trai để nối dõi tông đường. Thậm chí nhiều khi, mẹ còn gây khó dễ, bắt nạt vợ tôi.
Mẹ cũng rủ rỉ vào tai tôi rằng: "Phải có con trai thì đi ăn cỗ mới được ngồi mâm trên. Hơn nữa, con gái lớn lên đi lấy chồng, con trai mới là người chăm sóc cho mình khi tuổi già ập tới".
Đến khi có thêm 2 con trai, mẹ tôi mới vui mừng, cảm thấy trọn vẹn vì có "đủ nếp, đủ tẻ". Nhà đông con rất náo nhiệt, nhưng khó khăn là vợ chồng tôi không thể lo liệu được, quanh năm cơm không đủ ăn, học phí thường bị đóng muộn. Tôi cũng từng nhiều lần phàn nàn với mẹ, không biết sau này làm sao cho các con học hành đến nơi đến chốn, rồi dựng vợ gả chồng.
Mẹ cho rằng, giờ chịu khổ, chịu mệt một chút nhưng khi về già, tôi sẽ được các con chăm sóc, báo hiếu. Hơn nữa, người xưa vẫn nói, nhà đông con là nhà có nhiều phước lành. Tôi đã tin lời mẹ, chỉ đến sau này tôi mới nhận ra, thực tế khác xa...
Dù có đến 6 người con nhưng tôi chẳng thấy hạnh phúc kể từ khi vợ tôi qua đời vì bão bệnh. Tôi sống một mình trong căn nhà cũ, mùa hè nóng hầm hập, mùa đông lạnh thấu xương. Các con đứa lên thành phố học tập, đứa lập gia đình, đứa thì làm ăn xa xứ. Ngay cả cuộc gọi về hỏi thăm tôi cũng là điều xa xỉ.
Đôi khi nhớ các con, tôi gọi điện trò chuyện thì đều nhận được câu trả lời hững hờ: "Con đang bận, con không có thời gian", "Tý con gọi sau nhé!",... Sau nhiều lần như vậy, tôi không còn chủ động gọi điện nữa. Tôi cũng hiểu, các con không còn là những đứa trẻ nữa, mỗi con đều đã có cuộc sống của riêng mình.
Thế nhưng thỉnh thoảng, tôi vẫn ghen tỵ khi thấy nhà hàng xóm đông vui, con cháu quây quần. Tôi nhắc khéo các con chăm chỉ về nhà vào dịp nghỉ. Con gái thứ hai của tôi con tức giận ghen tỵ: "Sao cha không bảo 2 cậu út về nhà? Con còn có con nhỏ, đi lại rất bất tiện".
Nhìn ra lòng người sau trận "thập tử nhất sinh"
Một điều khiến tôi buồn phiền hơn cả là vợ chồng tôi trước đây làm nông nghiệp, cùng thêm đó là nuôi gia sức, gia cầm. Chúng tôi nhọc nhằn nuôi 6 người con ăn học, sống trong cảnh "thiếu trước hụt sau" nên chẳng bỏ ra được đồng nào. Vì thế nên khi về già, tôi không có bất kỳ khoản tiết kiệm hay lương hưu. Trước đây tôi vẫn nghĩ mình có đến 6 người con, sau này các con sẽ chăm sóc tôi.
Nhưng đến khi tôi già, con cái đều có cuộc sống riêng. Tất nhiên các con vẫn gửi tiền về cho tôi hàng tháng nhưng chỉ làm vì nghĩa vụ, tôi không nhìn ra được sự chân thành. Cầm tiền các con đưa, tôi chẳng vui vẻ gì, thấy mình vô dụng, như đang bấu víu vào con.
Tôi có 2 trận ốm phải nhập viện, trong đó có 1 trận ốm "thập tử nhất sinh" khiến tôi nhìn nhận ra nhiều điều. Các con phải đến chăm tôi ở viện, rồi cuối cùng ai cũng có công việc riêng nên đã thuê bảo mẫu chăm tôi. Không ngờ ngay cả lúc cần các con ở bên động viên, các con cũng lạnh lùng phó thác cho người khác. Từ con trai đến con gái, con dâu và con rể, cuối cùng tôi chẳng trông cậy được vào ai.
2 lần ốm cũng khiến các con phải bỏ ra khoản tiền kha khá. Tôi muộn phiền và áy náy, quyết định bán một nửa khu vườn để lấy tiền trả thuốc men và sinh hoạt phí sau này. Số tiền không nhiều, chỉ vài trăm triệu đồng nhưng tôi nghĩ nếu tiêu tằn tiện, tôi vẫn có thể sống tốt.
Gần 70 tuổi, cuôc sống của tôi thật khốn đốn. Giờ tôi đã hiểu câu nói của người xưa: "Một mẹ có thể nuôi 10 con nhưng 10 con không thể nuôi một mẹ". Dù các con không về thăm, ít gọi điện, tôi cũng sẽ không phàn nàn nữa. Tôi sẽ tự lo cho cuộc sống của mình.