Quân vương trẻ mê mệt cung nữ nhan sắc tầm thường hơn mình 17 tuổi
Vạn Trinh Nhi vốn là người gốc Sơn Đông (Trung Quốc). Nàng vào cung từ năm lên 4. Năm 19 tuổi, Trinh Nhi được Thái hậu ban về làm bảo mẫu cho tiểu Thái tử 2 tuổi Chu Kiến Thâm.
Nhà vua từ ngày còn rất nhỏ đã được cung nữ Vạn Trinh Nhi luôn ở bên che chở, hầu hạ và an ủi. Từ đó, tình cảm mà vua dành cho nàng mình dần trở thành tình yêu nam nữ từ lúc nào không hay.
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, nữ nhân tên Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò vô cùng phức tạp với vua Minh Hiến Tông.
Nàng vừa chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, lại cũng là người tình, Sau khi lên ngôi, lấy hiệu là Minh Hiến Tông, nhà vua vẫn không quên tình cảm bao năm với Trinh Nhi.
Ông sắc phong cho người tình 35 tuổi của mình là Hoàng quý phi. Đây là chuyện xưa nay chưa từng có trong lịch sử hoàng thất.
Ảnh minh họa
Vì tình yêu mà dung túng cho mọi tội ác của ái phi
Sở dĩ vua không thể phong Trinh Nhi làm Hoàng hậu là bởi tuổi tác của nàng khi đó đã quá cao. Dẫu vậy, Trinh Nhi vẫn được vua yêu chiều hết mực.
Đương kim Hoàng hậu xinh đẹp, trẻ trung lúc bấy giờ vì bị Hoàng đế bỏ rơi nên đã nổi cơn ghen, bày mưu hãm hại Trinh Nhi nhưng cuối cùng chính Hoàng hậu lại là người bị trừng phạt và phế truất.
Ảnh minh họa
Một năm sau khi được sắc phong, Vạn Trinh Nhi sinh cho vua Minh Hiến Tông một tiểu hoàng tử. Đáng tiếc, hoàng tử do Vạn quý phi vừa sinh ra được 1 tháng đã chết yểu.
Từ đó về sau, Vạn Trinh Nhi không sinh thêm được đứa con nào nữa. Kể từ ngày mất đi đứa con, Trinh Nhi sinh lòng căm ghét, thù hằn, hễ cứ thấy phi tần nào có long thai là tìm cách hãm hại.
Hiến Tông biết rất rõ mọi chuyện nhưng không hề trách mắng Vạn Trinh Nhi, ngược lại còn hết lần này tới lần khác nhường nhịn nàng.
Năm Vạn Trinh Nhi 58 tuổi, trở thành một bà già có thân hình sồ sề và béo phục phịch, vua Hiến Tông vẫn yêu và nể sợ vợ.
Sử sách kể lại rằng, trong một lần giận dữ đánh cung nữ, vì Trinh Nhi béo phục phịch nên đã đứt hơi mà chết.
Nhà vua nghe tin thì đã đau khổ như đứt từng khúc ruột. Ông gào khóc thương tiếc người mình yêu thương nhất cuộc đời: "Vạn bỏ đi rồi, ta còn ở lâu sao được?".
Từ đó, ông âu sầu, u uất mà sinh bệnh.Chỉ vài tháng sau khi Trinh Nhi qua đời, vua Hiến Tôn vì quá đau buồn nên cũng về bên kia thế giới ở tuổi 40.
Những lời đồn đoán về ma lực tình ái của phi tần hơn vua 17 tuôi
Một người xuất thân tầm thường, không tài không sắc, vừa già cỗi vừa tàn ác lại không có khả năng sinh đẻ như Vạn Trinh Nhi thì lấy tư cách gì để cạnh tranh với bạt ngàn mỹ nữ chốn hậu cung?
Thế nhưng quả thật một đời làm vua của Chu Kiến Thâm dường như chỉ sủng hạnh và nhường nhịn duy nhất người phụ nữ hơn mình 17 tuổi này.
Một văn nhân đời Minh từng viết, rằng từ xưa tới nay, Vạn Quý phi là phi tần được sủng ái muộn nhất nhưng cũng là người được sủng ái lâu nhất, "có thể coi là tự cổ chí kim chưa từng có".
Có sử gia cho rằng, nguyên nhân khiến Hiến Tông si mê Vạn Trinh Nhi như vậy có lẽ là vì mối tình giữa ông ta và Trinh thị không phải là một mối tình trai gái thông thường. Khi Chu Kiến Thâm mới 2 tuổi đã được Vạn Trinh Nhi chăm bẵm.
Trong những ngày tháng gian khổ nhất đó là khi bị Anh Tông là người em cướp ngôi (sau này mới phục vị), cuộc sống của Chu Kiến Thâm cũng do một mình Vạn Trinh Nhi chăm sóc.
Vì vậy, trên thực tế, đối với Chu Kiến Thâm, Vạn Trinh Nhi không chỉ là một người tình, một người vợ đơn thuần mà còn là một người chị, thậm chí là một người mẹ.
Bởi vậy dù có nắm cả giang sơn trong tay thì vua vẫn vừa kính trọng, vừa sợ hãi lại vừa phụ thuộc Trinh Nhi. Đây có lẽ là lý do khiến cho sau này, dù nàng có làm điều gì sai trái, Hiến Tông vẫn hết lần này tới lần khác nhường nhịn, bỏ qua.
Việc Hiến Tông si mê Vạn Trinh Nhi quá mức như vậy, cũng có thể là do Vạn thị quá xuất sắc trong việc dùng thủ đoạn để ràng buộc nhà vua.
Chăm bẵm Chu Kiến Thâm từ tấm bé, đương nhiên Trinh Nhi rõ trong lòng bàn tay mọi nhược điểm của Hiến Tông. Vạn Trinh Nhi cũng thừa biết rằng trong lòng nhà vua, bản thân mình là người không thể thay thế.
Ảnh minh họa
Nhiều người lại cho rằng, việc Hiến Tông si mê Vạn Trinh Nhi như vậy là vì Vạn thị rất giỏi "phòng trung thuật". Sử sách chép lại một câu nói của nhà vua về Trinh Nhi: "Con không hiểu mắc bệnh gì nhưng không có Vạn thị thì không ngủ được!".
Câu trả lời này của Hiến Tông đủ cho thấy, dù Vạn Trinh Nhi không phải là một mỹ nhân nhưng lại có những thứ mà các mỹ nhân khác không có được, đó chính là "thuật chăn gối".
Một giả thuyết cũng được nhiều người đưa ra cho rằng, sở dĩ Hiến Tông si mê Vạn Trinh Nhi như vậy là vì cả đời Hiến Tông không hề có được Vạn Trinh Nhi.
Một số sử gia chép lại rằng khi Hiến Tông còn nhỏ, ngẫu nhiên biết được rằng Vạn Trinh Nhi có một người tình tên là Đỗ Châm Ngôn. Năm Hiến Tông lên 11, do ghen tuông nên đã sai người giết chết Đỗ Châm Ngôn.
Vạn Trinh Nhi biết chuyện, đau khổ vô cùng nhưng cũng từ đó vừa hận vừa yêu Hiến Tông. Để trả thù, Vạn Trinh Nhi nửa gần nửa xa, nhất định không cho Hiến Tông chiếm hữu mình.
Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân nào thì cũng chắc chắn rằng, Vạn Trinh Nhi là một người phụ nữ không hề đơn giản.
Dù không phải đấng giai nhân tuyệt sắc, cũng chẳng có tài năng hơn người nhưng Trinh Nhi rất giỏi trói buộc trái tim quân vương, khiến nhà vua vì mình mà không màng đến bất kỳ ai khác, thậm chí quên luôn cả sự chênh lệch về địa vĩ lẫn khoảng cách tuổi tác lên đến 17 năm giữa hai người.