Tỉnh có mức sống rẻ nhất Việt Nam

Khánh Linh |

Các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí ở địa phương này hầu như đều có mức giá thấp.

Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số sinh hoạt chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023. Đây là thước đo (tính bằng %) phản ánh xu hướng, mức độ biến động giá sinh hoạt của 63 tỉnh thành và 6 vùng kinh tế xã hội theo chu kỳ năm.

Theo đó, Bến Tre hiện là địa phương có chỉ số SCOLI (chỉ số giá sinh hoạt theo không gian) năm 2023 thấp nhất cả nước, bằng 85,93% so với Hà Nội. Giá bình quân các nhóm hàng của Bến Tre so với Hà Nội trong khoảng từ 72,02% - 101,22%.

Ngoài ra, hai tỉnh xếp trên Bến Tre gồm có Nam Định (86,35%) và Quảng Trị (86,67%). Bên cạnh đó, các địa phương có giá thấp khác gồm Sóc Trăng (87,82%), Gia Lai (87,91%), Hậu Giang (88,47%), Trà Vinh (88,73%), Long An (87,97%) và Phú Thọ (88,74%).

Nhìn chung, các địa phương có mức giá thấp trong cả nước phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.

photo-1721103850086

Trong khi đó, Hà Nội hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước với mức giá đắt đỏ nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội. Đứng thứ 3 là thành phố Quảng Ninh.

So với năm 2022, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2023 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức giá cao hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm dịch vụ giáo dục; nhà ở thuê; dịch vụ giải trí và du lịch.

Kinh tế Bến tre 6 tháng đầu năm

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm tiếp tục trong xu hướng phục hồi tích cực và đạt một số kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bến Tre ước đạt 4,96%, trong đó khu vực I tăng 2,68%, khu vực II tăng 9,3% và khu vực III tăng 4,96%. 6 tháng đầu năm 2024, có 1/21 chỉ tiêu đạt nghị quyết, 3/21 chỉ tiêu đạt trên 90%, 6/21 chỉ tiêu đạt từ 50-90%, 7/21 chỉ tiêu đạt dưới 50%, 4/21 chỉ tiêu đánh giá vào cuối năm.

UBND tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện 11 công trình, dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiều công trình giao thông quan trọng của tỉnh tiếp tục được đầu tư và đẩy nhanh tiến độ như: Cầu Rạch Miễu 2 và đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2, cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre, dự án đường giao thông kết hợp đê bao ngăn mặn liên huyện Mỏ Cày Nam-Thạnh Phú,...

photo-1721103910826

Đồng thời, HĐND tỉnh Bến Tre dành thời gian xem xét, thảo luận và thông qua 19 nghị quyết trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội được trình bày tại kỳ họp. Trong đó có một số nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết về bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2024; Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2024,...

Dự báo tình hình kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,5-7% trong năm 2024 cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh nhà để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (viết tắt theo tiếng Anh là SCOLI) phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, trợ cấp khó khăn, trợ cấp tiền lương. Đồng thời, chỉ số này còn là cơ sở để tính Chỉ số phát triển con người (HDI) và Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) theo sức mua tương đương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại