Tín hiệu lặp lại từ vũ trụ

Tuấn Sơn |

Các chớp sóng vô tuyến nhanh (FRB) là những sự kiện khác thường, kéo dài chỉ trong vài ba mili giây.

Chỉ có dưới 100 FRB được biết đến và chỉ một phần nhỏ trong số đó lặp đi lặp lại một cách đều đặn. Trong số chớp sóng FRB lặp lại đó, có chớp sóng FRB 121102. Đây là FRB đầu tiên có nguồn gốc được xác định rõ.

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, FRB 121102 có thể lặp lại với một tần số nào đó. Tín hiệu này "lộ diện" trong khoảng 100 ngày, sau đó "lặn mất tăm" trong 57 ngày; sau đó chu kỳ lại bắt đầu từ đầu. Kết luận này được rút ra trên cơ sở 5 năm quan sát.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây ra FRB 121102 là sao từ (magnestar) - một loại sao neutron phát ra từ trường mạnh. Magnestar không xoay theo phương thẳng đứng mà dưới một góc nghiêng, tương tự như con quay trẻ con.

Trong kịch bản này, bức xạ được lan truyền, theo một nghĩa nào đó, giữa trục từ của ngôi sao và Trái đất. Tuy nhiên, cách giải thích này không phù hợp với chu kỳ 157 ngày của FRB 121102 .

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng, sao từ di chuyển trong một từ trường mạnh - nơi tạo ra xung. Kịch bản này được kiểm chứng cùng với việc phát hiện đối tượng khác (gọi là nguyên mẫu sao neutron) mà sao từ quay xung quanh. Các xung được phát ra trong những chu kỳ nhất định trên quỹ đạo.

"Đây là kết quả rất lý thú, bởi vì đây mới chỉ là hệ thống thứ hai, trong đó chúng ta nhìn thấy sự thay đổi cường độ xung. Việc phát hiện chu kỳ của xung là giới hạn thiết thực đối với sự hình thành bức xạ điện từ" – Tiến sĩ Kaustubh Rajwade ở ĐH Manchester (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết như vậy.

Những nghiên cứu này tiếp tục chỉ ra sự đa dạng của các hiện tượng liên quan đến FRB. Từ lúc được phát hiện vào năm 2007 đến nay, các bức xạ FRB vẫn tiếp tục gây ngạc nhiên. Thậm chí, những sự kiện FRB giống nhau cũng có thể có nguồn gốc khác nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại