Phát hiện này cung cấp cho chúng ta hiểu biết mới về quá trình tiến hóa của con người. Những dấu chân cho thấy, con người tiền sử cao lớn hơn so với những ghi chép trước đây.
Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Fidelis T Masao từ Đại học Dar es Salaam ở Tanzania đã đo được những dấu chân này dài khoảng 26 cm. Điều đó chứng tỏ rằng, người có dấu chân phải cao 165 cm và nặng 45 kg.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho dấu chân bí ẩn là S1, đó cũng là tên cho khu vực được phát hiện ra dấu chân tại Laetoli, Tanzania.
Họ nghi ngờ rằng, dấu chân S1 thuộc về loài người Australopithecus afarensi, nhóm Hominin (nhóm loài người tổ tiên của người hiện đại), nhưng họ vẫn đang cần nhiều bằng chứng hơn trước khi xác nhận chắc chắn.
Người Australopithecus afarensi vốn rất quen thuộc, họ giống với loài người được gọi là Lucy, vốn được biết đến bởi mảnh xương được tìm thấy vào bốn thập kỷ trước ở Ethiopia. Nhưng người Lucy chỉ cao 106 cm, nếu so sánh thì người có dấu chân S1 là một người khổng lồ.
Cận cảnh 13 vết chân hóa thạch được tìm thấy ở Tanzania. Ảnh: Javed Ahmed et al.
"Tầm vóc ước tính của S1 dựa vào cả dấu chân và những mảnh xương đều vượt qua rất nhiều so với mức trước đây đã được mô phỏng cho người Australopithecus afarensi", nhóm đã viết trong bài nghiên cứu của họ.
Trong khi 165 cm thật sự không cao lớn so với tiêu chuẩn ngày nay, nhưng tổ tiên loài người lúc ấy không được cho rằng sẽ đạt độ cao như thế cho đến khi một dấu chân khác có niên đại 1,5 triệu năm được tìm thấy.
"Dấu chân của nhóm Hominin khá hiếm. Gần như tất cả dấu chân của nhóm Hominin được phát hiện cho tới hôm nay đều được cho là của loài Homo, tổ tiên của con người hiện đại", nhóm nghiên cứu cho biết.
Một trong những trường hợp ngoại lệ duy nhất là sự phát hiện của ba dấu chân vào năm 1970 trong cùng một khu vực cách nhau chỉ khoảng 150m. Những dấu chân được cho là của loài người A. afarensi, loài sống sớm nhất trong nhóm Hominin.
Các dấu chân cho thấy tầm vóc của một người cao như vậy chỉ có thể là hai nguyên nhân: Hoặc là cá thể đó có một tầm vóc hiếm gặp, cao chót vót hơn so với những người khác; Hoặc sự cao ráo vốn bình thường thời đó, và bây giờ chúng ta phải tìm ra bằng chứng.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu viết: "Dựa trên những mảnh xương được tìm thấy cho đến nay ở Đông Phi, một số học giả tin rằng các cá thể chỉ thay đổi một cách vừa phải, như con người chúng ta thời hiện đại, và cách phát âm của họ như những loài khỉ đột ngày nay".
Sự khác biệt về chiều cao của nam và nữ loài A. afarensi ít được biết đến, trong khi hầu hết những phát hiện của nhóm nghiên cứu đều được suy đoán là của đàn ông, nhưng vẫn nó không có đủ bằng chứng để khẳng định điều này.
"Dấu chân hóa thạch là thứ cực kỳ hữu ích trong các dấu vết khác của cổ sinh vật học. Đặc điểm của cơ thể giúp suy đoán được những thông tin sinh học, làm cách nào họ di chuyển, họ to lớn như thế nào?", nhóm nghiên cứu cho biết.
Việc tìm kiếm những dấu chân của người tiền sử và phân tích sâu về nó có thể hé mở nhiều điều về tổ tiên của chúng ta. Nhiều nghiên cứu khác sẽ tiếp tục được thực hiện trong tương lai tại khu vực Laetoli, đây là mảnh đất màu mỡ của những dấu chân cổ xưa.
(Dịch từ Science Alert)