Tim Kaine: Trump ra lệnh tấn công Syria mà không được Quốc hội phê chuẩn là bất hợp pháp, vi hiến

Linh Nguyễn |

Theo Bloomberg, Trump và lực lượng quân đội Mỹ đã tiến hành không kích vào căn cứ không quân Shayrat do chính phủ Syria quản lý mà không được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua.

Một số nghị sĩ Quốc hội, trong đó có Thượng nghị sĩ Tim Kaine - người từng tham gia tranh cử với tư cách phó tướng cho bà Hillary Clinton. Trên Twitter cá nhân với hơn 530 nghìn lượt theo dõi, ông Kaine chỉ trích hành động của Trump là "vi hiến" khi tự ý chỉ đạo cuộc không kích, bỏ qua ý kiến Quốc hội.

Tim Kaine: Trump ra lệnh tấn công Syria mà không được Quốc hội phê chuẩn là bất hợp pháp, vi hiến - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Tim Kaine lên án động thái quân sự của Trump là "vi hiến, bất hợp pháp". Ảnh: Twitter

Điều này làm dấy lên một số câu hỏi về lý do và cách thức nào cho phép Tổng thống Mỹ thực hiện hành động quân sự mà không cần sự thông qua từ 535 nghị sĩ Lưỡng viện, đại diện cho người dân Mỹ.

Quốc hội có biết trước về vụ không kích hay không?

Bloomberg ghi nhận, Trump đã thông báo trước cho Quốc hội về kế hoạch phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết, hơn 20 nghị sĩ Quốc hội, bao gồm cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, đã được Nhà Trắng và quan chức nội các cung cấp thông tin vào thứ Năm (6/4).

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cho hay, ông nằm trong số những người được báo trước về cuộc không kích này.

Liệu chỉ thông báo thôi đã đủ? Quốc hội được quyền có ý kiến hay không?

Vào năm 1973, Nghị quyết về Quyền Chiến tranh (War Powers Resolution) ra đời, bắt buộc Tổng thống Mỹ phải tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi đưa lực lượng quân đội Mỹ ra chiến trường, trừ khi hai bên đã tuyên bố chiến tranh từ trước đó.

Nghị quyết yêu cầu lực lượng Mỹ không được phép ở lại chiến trường quá 90 ngày, trừ trường hợp các nhà lập pháp đồng thuận với quyết định này.

Tuy nhiên, nghị quyết cũng cho phép Tổng thống Mỹ "nắm nhiều quyền hạn hơn đối với quyết định phản hồi các cuộc tấn công hoặc vụ việc khẩn cấp khác", theo Hội đồng Quan hệ Quốc tế.

Bloomberg ghi nhận, các Tổng thống George W. Bush, Barack Obama và Trump đều tận dụng lợi thế của quyền hạn nêu trên. Kể từ sau vụ tấn công 11/9 năm 2011, Quốc hội cho TT Bush quyền được tấn công bất cứ quốc gia hoặc tổ chức nào có liên quan, trong đó có cả tổ chức al-Qaeda.

Obama đã sử dụng thẩm quyền đó để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) - vốn nổi lên từ năm 2014, tách ra từ al-Qaeda.

Trump cũng sử dụng thẩm quyền này để duy trì hoạt động quân sự ở Iraq, Afghanistan và Syria.

Đến tháng 2/2015, Obama đệ trình lên Quốc hội yêu cầu chính thức thông qua chiến tranh chống lại IS, trên cơ sở IS có thể đe dọa đến Mỹ nếu không can thiệp. Obama yêu cầu giới hạn thời gian cho phép là 3 năm, không giới hạn lãnh thổ đóng quân.

Về vấn đề này, Quốc hội tổ chức một vài buổi điều trần, nhưng chưa bao giờ có hành động cụ thể.

Quan điểm hiện tại của Quốc hội Mỹ là gì?

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Lee khẳng định rằng nếu Mỹ leo thang hoạt động quân sự ở Syria, "chúng ta cần tuân thủ Hiến pháp và đợi Quốc hội thông qua." Hai nhà hành pháp Cộng hòa thuộc bang Kentucky Thomas Massie và Rand Paul đồng tình với quan điểm này.

"Tổng thống Trump nên công bố kế hoạch của ông trước toàn thể người dân Mỹ, và cho phép các đại diện pháp luật của nhân dân được tranh luận về lợi ích và rủi ro của việc can thiệp sâu hơn vào Trung Đông đối với lợi ích an ninh của chúng ta," ông Lee viết trong một thông cáo.

Một số nghị sĩ Cộng hòa khác như Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đã khen ngợi đòn đáp trả quân sự của Trump, và không đề cập đến sự chấp thuận của Quốc hội,

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại