Ngay cả phi công đầu tiên cất hạ cánh trên một con tàu chiến đã mang theo thiết bị an toàn: Eugene Ely, cố gắng hạ cánh trên boong của tàu tuần dương bọc thép USS Pennsylvania vào năm 1911, đã điều khiển chiếc máy bay Curtiss Pusher, đội mũ bảo hiểm bóng đá (bóng đá Mỹ) bằng da, kính lái ô tô mắt bọ một chiếc áo phao tạm thời được làm từ săm xe đạp.
Xác suất phi công buộc phải kết thúc nhiệm vụ bằng một vụ phóng dù từ buồng lái là rất nhỏ - nó xảy ra chính xác 1,33 lần trên 100.000 giờ bay, theo Hải quân Mỹ. Nhưng các sĩ quan không quân hải quân vẫn mang theo thiết bị cho một kịch bản như vậy.
Trung úy Luke “Oslo” DeLisio, sỹ quan bay từ Phi đội tiêm cường kích số 106 nói: “Hầu hết các thiết bị chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp”.
Bên trong, phi công mặc áo lót bằng vải cotton. Trong trường hợp buồng lái xảy ra hỏa hoạn, bông sẽ không tan chảy và dính vào da như nylon hoặc polyester.
Về đồ lót, các phi công mặc bộ đồ CWU 27 / P Nomex một mảnh. Được phát triển bởi công ty DuPont vào những năm 1960, Nomex là chất tổng hợp chống cháy có thể chịu nhiệt và chớp cháy (một dạng phóng điện) lên đến 400 độ C.
Khi bộ quần áo Nomex gặp nhiệt độ cao, các sợi của nó dày lên và carbon hóa, hấp thụ nhiệt năng. Màu tiêu chuẩn của CWU 27 / P là màu xanh lá cây ngải đắng, nhưng các phi công Mỹ phục vụ ở khu vực Vịnh Ba Tư và lân cận lại mặc màu nâu sa mạc.
Bộ đồ bay là thiết kế áo liền quần một mảnh, có khóa kéo phía trước để đảm bảo hạn chế tiếp xúc với lửa. DeLisio nói rằng đó là một sự phù hợp thoải mái. “Chúng tôi gọi nó là “túi”. Không cần là, thứ này đã được may sẵn, bạn chỉ cần dán các miếng dán vào và đi. Nó gần giống như việc bạn mặc đồ ngủ đi làm”.
Được trang bị khóa dán và tám túi (bao gồm một túi ở cánh tay có khóa kéo với nắp riêng để gài bút), bộ đồ bay là trang phục làm việc tiêu chuẩn cả trong và ngoài máy bay. “Tôi thường để ví và mũ vải ở túi chân”.
DeLisio nói rằng hầu hết các túi khác đều khó tiếp cận trong khi bay. Các phi công khác sử dụng túi cánh tay để mang thẻ nhiệm vụ của họ và một hoặc hai cây bút. Phi công Mỹ còn được trang bị găng tay GS/FRP-2 dài, chống cháy.
Trung úy Alexander Klapka của Hải quân Mỹ mang tất cả các thiết bị mà một phi công F-18 mặc.
Boong tàu sân bay giống như một công trường xây dựng — luôn có nguy cơ có vật gì đó rơi xuống hoặc lăn qua chân của phi công khi anh ta đang ở trên boong.
Phi công mang ủng bảo hộ bằng da do quân đội cấp hoặc mua riêng (nhưng được Hải quân Mỹ phê duyệt) với các ngón chân được bảo vệ bằng thép. Chi tiết gia cố bằng thép tích hợp bảo vệ các ngón chân của phi công khi phóng dù khỏi máy bay.
Tại sao hầu hết các phi công không mang giày đen?
Thiết bị hỗ trợ mắt cá chân cao là điều bắt buộc khi tiếp đất thô. Trong khi một chiếc dù thể thao làm chậm tốc độ con người rơi xuống khoảng 5m / giây, một người rơi xuống trong một chiếc dù quân sự nhanh hơn — khoảng 7,3m / giây.
Mỗi phi công có sở thích riêng về giày dép, nhưng DeLisio mang giày đi máy bay Bellville do không quân hải quân cấp. Anh nói rằng đã đeo nhiều đôi, nhưng nói thêm một điểm khác biệt: "Giày của tôi luôn có màu nâu."
Các phi công hải quân vẫn đang tranh cãi liên tục về màu giày - đen hay nâu. DeLisio nói: Một tay đi giày đen thường là một gã làm việc trên boong tàu. Phi công có xu hướng đi giày màu nâu, nhưng vẫn có người đi giày đen.
Các phi công của đội bay biểu diễn Top Gun và Blue Angels vẫn thường mang giày màu đen, nhưng đôi ghệt màu nâu phổ biến hơn trong giới phi công chiến đấu.
Bên ngoài bộ đồ bay, một phi công mặc bộ đồ chống trọng lực CSU-15A / P. G-suit, như tên gọi của nó, có các túi khí nén chặt chân và bụng của phi công, giúp giữ máu lại trong não của phi công trong các thao tác ở tốc độ cao.
Phi công có thể chịu được lực hấp dẫn gấp sáu lần lực hấp dẫn mà không cần mặc bộ đồ G, nhưng bộ đồ CSU-15A / P cho phép một phi công tiêm kích F / A-18 điển hình thực hiện các động tác với lực gia tốc trọng trường lên đến 7,6 G trước khi bị mất ý thức do lực này gây ra.