Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà

CÔ CHANG |

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm vừa tốt nghiệp đã khiến Kate nghĩ mình phải tiết kiệm như thế này.

Tái sử dụng giấy ướt đã qua sử dụng, vào thùng rác nhà hàng nhặt thức ăn bỏ đi, không mua quần áo lót hay giặt quần áo trong nhiều năm, nhặt hết đồ đạc ở bãi đổ rác gần nhà… Chủ nhân của hành động đó là Kate Hashimoto, một nhân viên của công ty kiểm toán cao cấp sống ở New York. Cô ấy lựa chọn sống một cuộc sống vô cùng keo kiệt mặc dù thu nhập của cô rất khá. Những nguyên tắc tiết kiệm tiền của người tối giản và thậm chí hành vi ngược đãi bản thân đã được thực hiện đến cùng.

Việc tiết lộ những hành động tiết kiệm tiền quá đáng của Kate cũng khiến nhiều người phải ngẩn ngơ. Tuy nhiên, lối sống có ý thức về ngân sách như vậy cũng cho phép Kate có nhà riêng ở New York, nơi đất đai rất đắt đỏ.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 1.

Kate Hashimoto - người theo chủ nghĩa siêu tiết kiệm

Trong một chương trình có tên là "Siêu keo kiệt", Kate đã giới thiệu lối sống của mình với mọi người một cách toàn diện, đồng thời cũng truyền bá phương châm sống: "Nếu bạn không thể tránh khỏi cảnh phải tiêu tiền thì hãy cố gắng tiêu càng ít càng tốt.” Ở New York, thành phố có chi phí sinh hoạt cao bậc nhất thế giới, Kate tự đặt rất nhiều quy tắc trong chuyện chi tiêu. Ví dụ như: chi phí sinh hoạt hàng tháng chỉ 200 đô la Mỹ (khoảng 4.6 triệu). Điều đặc biệt là tất cả các chi phí như ăn, mặc, đi lại,... đều phải được bao gồm trong đó.

Khi đi trên đường, chỗ tập kết rác ngoài đường là nơi cô chú ý nhất, bởi mọi đồ đạc trong nhà cô đều từ đây mà ra. Theo như Kate tiết lộ, rất hiếm khi cô bỏ tiền ra để mua đồ nội thất, bởi hầu như ở đây đều có những gì cô cần.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 2.

Kate luôn để ý đến bãi tập kết rác ở gần nhà

Khi đến nhà Kate, tất cả đồ đạc mà tôi có thể nhìn thấy trong tầm mắt đều được mang về từ bãi tập kết rác. "Tôi đã tiết kiệm được ít nhất vài nghìn đô la cho đồ nội thất." Chiếc ghế sofa dùng để tiếp đãi khách đã được cô nhặt từ ngoài khuôn viên trường hôm tốt nghiệp đại học. Hơn mười năm qua, chiếc ghế đó vẫn ở đây.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 3.

Không thể nhìn ra hình dạng của chiếc ghế sofa

Giường riêng của Kate thậm chí còn đơn giản hơn. Cô đã nhặt những tấm thảm yoga mà người khác không cần nữa, chất thành đống, trải thêm một lớp ga trải giường và nằm ngủ ngon lành trên đó. "Thật lố!" - Theo quan điểm của Kate, một chiếc "giường" như vậy là hoàn toàn đủ dùng. Còn nếu muốn mua một chiếc giường thoải mái thì sẽ phải tốn hàng trăm đô la.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 4.

Chiếc giường tự chế bởi những tấm thảm yoga bị vứt đi

Về đồ gia dụng, Kate cũng cố gắng kiểm soát ở mức cực đoan. Vì căn hộ mà cô đang sống quy định rằng miễn là bật bếp ga, dù chỉ 1 giây, cô sẽ phải trả tiền ga hàng tháng tối thiểu là 17 đô la Mỹ (khoảng 400 ngàn). Để tiết kiệm số tiền này, Kate đã sử dụng bếp điện - là món quà của trò chơi bốc thăm trúng thưởng tại siêu thị. Chiếc bếp ga được trang bị trong nhà lại trở thành nơi để cô kê sách báo.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 5.

Bếp ga biến thành kệ sách

Một số đồ dùng trong bếp khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Tuy căn nhà của cô có máy rửa bát nhưng để tiết kiệm điện nước, Kate không bao giờ sử dụng nó mà sử dụng nó làm "tủ" để đựng bát đĩa.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 6.

Máy rửa bát biến thành tủ đựng bát đĩa

Bước vào phòng ngủ, Kate bắt đầu khoe tủ quần áo của mình. "Tôi đã không mua quần áo trong khoảng bảy hoặc tám năm. Lần cuối cùng tôi mua đồ lót là vào năm 1998.” - Kate chia sẻ trong chương trình này. Hầu hết quần áo của Kate đều đã mua từ khi còn đi học. Dấu vết của thời gian có thể được nhìn thấy từ màu sắc của áo ngắn trắng, thậm chí còn bị thủng vài lỗ.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 7.

Chiếc áo trắng đi cùng năm tháng

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 8.

Chiếc quần trị giá 15 đô la Mỹ được mua vào năm 1999 và đã bị hư chun, nhưng Kate vẫn mặc nó với một chiếc kẹp.

Nói đến giặt giũ, Kate còn phát huy khả năng xin hàng miễn phí, và chiếc hộp lớn này chính là chiến lợi phẩm của cô. "Tôi sẽ không bao giờ trả tiền cho đồ vệ sinh cá nhân." Thông thường, Kate sẽ gửi mail cho nhiều nhãn hiệu làm tẩy rửa và chăm sóc khác nhau để được nhận các mẫu sản phẩm bằng cách điền vào bảng câu hỏi.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 9.

Chỉ nha khoa, dung dịch kính áp tròng, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lăn khử mùi, thậm chí cả kem cạo râu. Kate đều nhận được bằng cách trả lời bảng hỏi

Để tiết kiệm tiền nước, về cơ bản Kate không giặt quần áo bằng máy trừ khi cần thiết. Đã ba năm kể từ lần cuối cùng Kate giặt bằng máy giặt. Còn lại, cô sẽ mang quần áo vào nhà tắm và giặt bằng nước sau khi tắm xong. Theo ý kiến của Kate, máy giặt, máy sấy không chỉ tốn điện mà còn làm quần áo bị co lại, xơ xác, cách làm khô tự nhiên này có thể giúp quần áo sử dụng được lâu hơn.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 10.

Kate phơi quần áo vừa giặt ngay trong nhà tắm

Ở nhà tiết kiệm kiểu ở nhà, ra đường tiết kiệm kiểu ra đường. Để tránh lãng phí không cần thiết, Kate thậm chí không mua giấy vệ sinh mà mang về nhà từ nhà vệ sinh công cộng bên ngoài. Ngay cả giấy ướt đã lau tay cũng bị cô thu gom lại và tái sử dụng sau khi khô.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 11.

Kate luôn cố gắng lấy nhiều giấy từ nhà vệ sinh công cộng nhất có thể

Kate cũng không bao giờ ăn ngoài mà tối nào cũng đến thùng rác của các nhà hàng cao cấp để lục những thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thậm chí còn dùng chúng để chiêu đãi bạn bè. "Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi thấy mình tiêu 20 - 25 đô la (khoảng 460 - 580 ngàn) một tuần cho thực phẩm, vậy là 100 đô la một tháng (khoảng 2.3 triệu). Làm sao tôi có thể tiêu nhiều tiền như vậy cho đồ ăn?!"

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 12.

Kate nhặt thực phẩm hết hạn từ các thùng rác của nhà hàng cao cấp

Kate thậm chí sẽ thay một bộ quần áo rách rưới, thủng lỗ chỗ khiến mình giống một người vô gia cư hơn, để quản lý nhà hàng có thiện cảm thay vì thẳng tay đuổi cô đi. Tại đây, Kate có thể tìm thấy nhiều loại rau mà người bình thường có thể ăn được. Cải mầm bị héo, mì ống, lasagna chưa sơ chế, salad đóng hộp, và nhiều món tẩm bột khác... Những gì Kate phải làm là chọn càng nhiều món có thể ăn được càng tốt.

Tiết kiệm đến keo kiệt ở New York: Nhặt thức ăn trong thùng rác, 8 năm không sắm quần áo để mua nhà - Ảnh 13.

Kate lựa đồ thực phẩm bị hết hạn trong thùng rác

Không thể phủ nhận tư tưởng tiết kiệm của Kate cực đoan. Điều này cũng xuất phát từ chính hoàn cảnh của cô. Vào thời điểm đó, Kate, người đã tốt nghiệp đại học, sẵn sàng dành phần đời còn lại của mình cho một công ty lớn, nhưng vô tình, cô đã gặp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm vừa tốt nghiệp.

Thời điểm cô mới tốt nghiệp, trên đường phố đầy người thất nghiệp. Từ lúc đó, cô ấy hiểu rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể mang lại cho cô ấy cảm giác an toàn. “Không ai có thể thất nghiệp mãi được, nhưng tôi luôn sống qua từng ngày với tâm lý không bao giờ có thu nhập”. Một vài năm tiết kiệm cũng mang lại cho Kate phần thưởng lớn. Cô đã mua ngôi nhà đầu tiên vào năm 2010 và trả hết các khoản thế chấp trong vòng 9 tháng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại