Tiếng súng ở Karabakh chưa dứt hẳn, Thổ đã đe dọa Nga trên mặt trận mới: Điều gì đợi Moscow?

QS |

Có ít nhất một vùng lãnh thổ trong khu vực hậu Liên Xô có thể trở thành nơi mang lại thử thách thức thời hơn với Moscow nếu Thổ Nhĩ Kỳ can dự.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những ngày gần đây, khi Armenia và Azerbaijan một lần nữa tố nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh thì thành công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Nam Caucasus vẫn đang vang xa khắp vùng không gian Liên Xô cũ, cũng như ngay tại bên trong nước Nga. Thế nên, không ngạc nhiên khi Moscow lo lắng.

Thổ đe dọa Nga trên mặt trận mới

Theo tổ chức tư vấn Jamestown Foundation (JF), Azerbaijan giờ đây đang trở thành một đồng minh công khai của Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép lực lượng quân sự Thổ hoạt động trên lãnh thổ của họ - điều mà trước đây Nga từng tuyên bố rằng sẽ không bao giờ cho phép xảy ra.

3 trong 4 quốc gia có phần đông dân số nói ngôn ngữ Turk tại Trung Á – gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan – đã lưu ý thấy rằng sự thay đổi trong cán cân lực lượng đang nghiêng về phía Thổ, từ đó ngày càng hướng về phía Ankara để tìm kiếm sự dẫn hướng.

Bên cạnh đó, có một số quốc gia nói ngôn ngữ Turk thuộc chủ thể liên bang của Nga đã tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ người Azerbaijan và Thổ. Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng những cuộc biểu tình cũng đã mang lại rắc rối cho giới chức trung ương ở Moscow.

Ngoại trừ Azerbaijan thì tất cả những điều này đều đại diện cho các thách thức với Nga trong dài hạn. Các quốc gia Trung Á sẽ không tạo ra bất cứ sự thay đổi cục diện địa-chính trị bất ngờ nào trừ phi [và cho tới khi] các liên kết giao thông vững chắc xuyên suốt Caucasus khiến điều đó trở nên hấp dẫn.

Trong khi đó, cộng đồng người nói ngôn ngữ Turk ở Liên bang Nga, dù có thể nhận thức mạnh mẽ các xung động của "chủ nghĩa liên Thổ" [Pan-Turkism, phong trào chính trị bắt nguồn từ hơn 100 năm trước nhằm hợp nhất các nhóm người nói ngôn ngữ Turk thành một nhà nước chính trị hiện đại], nhưng lại có rất ít cơ hội để hành động.

Tuy nhiên, theo JF, có ít nhất một vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ Turk trong khu vực hậu Liên Xô trở thành nơi mà sự can dự của người Thổ có thể mang lại một thử thách mang tính thức thời hơn với Moscow. Đó là Gagauzia, lãnh thổ tự trị nằm ở đông nam Moldova.

Xu hướng tương lai

Ảnh hưởng của Nga tại Gagauzia đã mang lại lực đẩy quan trọng để Moscow đối phó với bất cứ động thái cục bộ nào của Moldova nhằm chống lại ngôn ngữ Nga, và đảm bảo người Moldova sẽ kiềm chế bản thân nghĩ tới việc hợp nhất với Romania – điều, nếu thành hiện thực, sẽ tạo điều kiện cho các lực lượng NATO tiến sâu hơn về phía đông.

Khi Nga và Thổ vẫn còn hợp tác thân mật trong quá khứ, Moscow từng rất nỗ lực để đảm bảo Ankara sẽ không tiến bất cứ bước nào vào Gagauzia nhằm làm suy yếu các mục tiêu của Nga.

Các nhà bình luận tại Moscow đánh giá mối quan hệ hợp tác Nga-Thổ tại thời điểm đó rất quan trọng đối với việc duy trì tầm ảnh hưởng của Nga bên trong Moldova. Nhưng giờ đây, tình hình đã thay đổi. Hơn nữa, Moldova đã bỏ phiếu bầu cho một Tổng thống thân phương Tây – người đang kêu gọi lực lượng Nga rút khỏi Transnistria và tái nhập vùng lãnh thổ ly khai vào không gian hợp pháp của Moldova.

Đây chính xác là tình huống chính trị mà trong quá khứ, Moscow đã phản ứng bằng cách thúc đẩy nhu cầu đòi quyền tự trị và thậm chí độc lập từ Gagauzia để kiềm chế Moldova.

Hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa Nga-Thổ đã suy giảm và Ankara lại thành công khẳng định mình ở Nam Caucasus. Do đó, ít nhất về mặt nguyên tắc, Ankara dường như sẵn lòng tự mình hành động hơn là phối hợp với Moscow ở Moldova.

Điều khiến tình hình hiện tại trở nên đáng nói hơn là Thổ Nhĩ Kỳ dường như không mấy sẵn lòng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Gagauzia như trước đây vì sợ rằng vùng lãnh thổ này sẽ trở thành liên minh với Nga.

Nếu Ankara thúc đẩy sự quyết đoán của Gagauzia thì những hành động như thế sẽ được nhiều quốc gia NATO xem như ủng hộ chính sách của Nga nhằm chống lại một chính phủ dân chủ tại Moldova. Viễn cảnh này có thể làm suy yếu mục tiêu to lớn hơn của Thổ Nhĩ Kỳ là tiếp tục ở lại liên minh phương Tây, trong khi đẩy mạnh các mục tiêu riêng trong khu vực.

Do đó, không rõ liệu Nga có thể đạt được những thứ như họ kỳ vọng hay không nếu Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp hoặc không cung cấp sự hậu thuẫn nào cho Gagauzia như trước đó.

Những lo ngại của Moscow trước tình hình mới này đã được phản ảnh trong một bài báo đăng trên trang tin Zen.Yandex. Theo đó, ngay cả khi phối hợp với Transnistria và có được sự hậu thuẫn từ cả Nga-Thổ, Gagauzia chưa bao giờ có cơ hội thực sự để độc lập.

Do đó, điều mà Gagauzia có thể hy vọng là quyền tự trị. Lập trường mới này có thể dẫn tới những hệ lụy to lớn cho cả Moldova và cho cuộc cạnh tranh Nga-Thổ tại vùng không gian Liên Xô cũ.

Trước hết, điều đó có nghĩa, trong cuộc tranh chấp giữa Moscow với Moldova liên quan tới sự hiện diện của lực lượng Nga tại Transnistria và tình trạng tương lai của nước cộng hòa ly khai này, Kremlin sẽ phải từ bỏ một trong những công cụ hiệu quả nhất để "bóp nghẹt" chính phủ Moldova và duy trì hiện trạng.

Song, điều đó cũng có thể mang một ý nghĩa khác: Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thúc đẩy các mục tiêu của Gagauzia vào thời điểm mà tầm ảnh hưởng của Thổ dường như cao hơn bất cứ thời điểm nào trước đây, thì Ankara sẽ cho thấy mình đang theo đuổi các chính sách phản ảnh lợi ích quốc gia bị bó hẹp hơn của Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì chủ nghĩa liên Thổ mà họ đôi lúc tuyên bố trong quá khứ. Điều đó có thể làm suy yếu các mục tiêu của Thổ ở những nơi khác nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại