Đó chính là nỏ.
Được phát triển từ cung, nỏ là loại vũ khí tầm xa sử dụng lực cơ học để phóng tên và được đánh giá là có sát thương mạnh trong số các loại vũ khí lạnh.
Ở Trung Quốc, các loại nỏ xuất hiện vào thời nhà Thương (hơn 1.000 năm trước Công nguyên) và trang bị rộng rãi trong thời phong kiến.
Tuy nhiên sau Chiến tranh Nha phiến vào thế kỷ 19, nhà Thanh bắt đầu nhập khẩu một số lượng lớn vũ khí Phương Tây và cung nỏ cũng mất đi vai trò quân sự.
Trong thời đại của vũ khí nóng và vũ khí công nghệ cao, chúng ta thường nghĩ rằng vũ khí lạnh như cung nỏ không còn tồn tại.
Nhưng thực tế là cung nỏ vẫn có những ưu điểm như không phát ra tiếng nổ hay tia lửa đầu nòng, ít bị ảnh hưởng bởi khí hậu, phù hợp tác chiến ở các khu vực dễ cháy nổ và có thể tham gia vào các hoạt động bí mật.
Hơn nữa, nhờ việc hiện đại hóa nên nỏ có độ chính xác, sức xuyên không thua gì súng đạn.
Ngoài ra, khi khai hỏa súng trong môi trường nước, đầu đạn sẽ chịu lực cản rất lớn và làm giảm uy lực - các loại nỏ hiện đại sử dụng trong nước rất hiệu quả và với các nhiệm vụ dưới nước, chúng được đánh giá là hiệu quả hơn súng.
Mặc dù nỏ không thể trở thành vũ khí tiêu chuẩn nhưng việc trang bị chúng quy mô nhỏ dưới dạng công cụ hỗ trợ cho lực lượng an ninh là điều có thể.
Theo Sina, Trung Quốc hiện đã trang bị cho lực lượng an ninh của mình một số lượng lớn nỏ.
Nhưng điều ngạc nhiên là thay vì chế tạo tại Trung Quốc, đa phần chúng - cùng với các kính ngắm hiện đại, phụ tùng thay thế - được nhập khẩu từ Mỹ.
Sina ước tính số tiền người Trung Quốc bỏ ra để trang bị mỗi một bộ nỏ hiện đại kể trên là gần 50.000 Nhân dân tệ (khoảng 170 triệu đồng) tương đương với giá của 5 khẩu súng trường tấn công QBZ-95 do chính họ tự sản xuất.
Tờ báo Trung Quốc cũng lưu ý rằng "đắt xắt ra miếng" vì với hàng loạt cải tiến như bổ sung báng, cò và tầm bắn từ khoảng 200 tới 600 mét... uy lực của những công cụ hỗ trợ do Mỹ sản xuất này không thua kém gì QBZ-95