Thứ từng vô hiệu hóa hẳn 1 'tổng thống' tự phong vừa tái xuất ở Ukraine?

Hoài Giang |

Và sự tái xuất này xảy ra khi mọi người

Thứ từng vô hiệu hóa hẳn 1 'nguyên thủ tự phong'?

Dzhokhar Musayevich Dudayev là Tổng thống tự phong đầu tiên của nước Cộng hòa Chechnya Ichkeria ly khai khỏi Nga năm 1991.

Dudayev là người đã lãnh đạo binh lính Chechnya chống lại Nga trong Chiến tranh Chechnya lần 1 (1994 - 1996). Năm 1995, khi Grozny thất thủ, Dudayev rời dinh Tổng thống, đưa lực lượng của mình di chuyển về vùng núi non hiểm trở miền phía nam tiếp tục chiến đấu.

Ngày 21/4/1996, khi sử dụng điện thoại vệ tinh INMARSAT, vị trí của ông này đã bị phát hiện bởi một máy bay trinh sát Nga và Dudayev đã trở thành mục tiêu của một tên lửa dẫn đường bằng laser.

Thứ từng vô hiệu hóa hẳn 1 'tổng thống' tự phong vừa tái xuất ở Ukraine?- Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là khi tên lửa được cho là "Tochka" tiếp cận ông Dudayev năm 1996.

Cho tới hiện tại, người ta đã xác định loại tên lửa đã tiêu diệt Dudayev nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 "Tochka-U" (Định danh NATO là SS-21 Scarab) đã có nâng cấp.

"Tochka-U" là tổ hợp là vũ khí cấp chiến thuật của Liên Xô có thể gây ra sức tàn phá tương đương tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ (được khai hỏa bằng M142 HIMARS và M270 MRLS).

Tochka-U sử dụng tên lửa 9M79 với động cơ nhiên liệu rắn đã được cải tiến giúp tăng tầm bắn. Không những vậy độ chính xác cũng được cải thiện bằng nâng cấp hệ thống điều khiển. Tên lửa và bệ phóng đặc biệt được đặt lên khung gầm xe cơ giới 9P129.

Điểm đáng chú ý là đầu đạn trên tên lửa của Tochka-U có thể chứa đầu đạn thông thường, đạn chùm, đạn hóa học và thậm chí là đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100 kT (tương đương 100 tấn chất nổ TNT).

Sau khi Liên Xô tan rã, người Ukraine được cho là đã tiếp nhận hàng trăm đơn vị vũ khí loại này.

Một vụ khai hỏa Tochka-U của phía Ukraine vào mục tiêu Nga được ghi hình vào năm 2022.

Trong giai đoạn đầu tính từ khi Nga phát động "Chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, các lực lượng của Kiev đã sử dụng tích cực OTR-21 "Tochka" trong các cuộc pháo kích tầm xa nhằm vào đối phương.

Theo thời gian, các vụ phóng Tochka-U của phía Ukraine phóng đi thưa thớt hơn và chúng dần biến mất trước các cuộc săn lùng của người Nga và sự xuất hiện của thứ khét tiếng khác - ATACMS.

Nhưng khi mọi người đã dần quên lãng Tochka-U thì chỉ ít ngày trước, một video được đăng tải trên Internet đã cho thấy người Ukraine đã một lần nữa khai hỏa tổ hợp tên lửa này. 

Tên lửa đạn đạo chiến thuật nhiên liệu rắn 9M79 thuộc hệ thống Tochka-U dài 6,4 mét, rộng 0,65 mét, trọng lượng 2,1 tấn trong đó đầu đạn nặng 480 kg. Nó có tầm bắn 120 km với tốc độ bay Mach 5,3 (6492 km\h).

Cần lưu ý rằng mặc dù sở hữu lượng lớn Tochka-U nhưng Nga đã chuyển chúng vào niêm cất hoặc cung cấp cho các đồng minh như Syria và lý do là vì họ đã thay thế chúng bằng các tổ hợp Iskander hiện đại hơn.

Vụ khai hỏa Tochka-U của phía Ukraine được cho là xảy ra rất gần đây.

Từ đâu ra?

Vụ phóng Tochka-U đặt ra câu hỏi rằng tổ hợp này đến từ đâu? Nhà phân tích Phương Tây Colby Badhwar lưu ý rằng đoạn video mới của Tochka-U rất thú vị vì kho vũ khí của Kiev được cho là đã cạn kiệt thứ này.

Đối với nhiều người, điều đó cho thấy người Ukraine đã nhận được nguồn cung cấp vũ khí mới.

Vị chuyên gia cho rằng có một số gợi ý ở các nước NATO và hậu Liên Xô. Được biết Bulgaria và Kazakhstan sở hữu một số lượng nhất định Tochka-U trong kho vũ khí. Nhưng vấn đề là cả hai quốc gia đều sở hữu số lượng tên lửa rất nhỏ và có thể sẽ không muốn từ bỏ chúng.

Tới đây thì có một giả định khác đến từ chuyên gia tên lửa John Ridge.

Vị chuyên gia lưu ý rằng Ukraine vẫn có thể có lượng lớn tên lửa mà trước đây họ không sử dụng - cụ thể là loại đã hết niên hạn.

Và khi tên lửa còn niên hạn đã được sử dụng hết, Kiev có thể đã tiến hành các hoạt động kỹ thuật nhằm khôi phục khả năng chiến đấu của các tên lửa này.

Khả năng Ukraine khôi phục tên lửa của Tochka-U là có thể xảy ra.

Nhận định này liên quan tới một tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, ông Yury Dzhigyr vào trung tuần tháng 4/2024 về việc Bộ này đang nghiên cứu tái sử dụng bom mìn và các loại vật liệu chưa nổ khác.

Cần lưu ý rằng vào cuối tháng 12/2023, chuyên gia Nga Andrey Mitrofanov trong 1 bài viết được Topwar.ru đăng tải đã trả lời câu hỏi tại sao nước này không tận dụng mà phải chi nhiều tiền để vô hiệu hóa bom đạn hết hạn:

"Có nhiều lý do các lực lượng Nga không nên sử dụng đạn hết hạn và chính yếu là vì việc này có thể dẫn đến những thảm kịch khủng khiếp.

Ví dụ như đầu đạn MLRS (pháo phản lực phóng loạt) được đẩy bằng động cơ nhiên liệu rắn - thứ được sản xuất bằng phương pháp đúc - và để đạn loại này hoạt động tốt, diện tích cháy đồng đều của nhiên liệu phải được đảm bảo.

Trong quá trình bảo quản, các mảnh vụn và vết nứt có thể hình thành trong nhiên liệu rắn làm diện tích đốt tăng lên và kết quả là áp suất cũng tăng mạnh theo có thể khiến thân đạn bị vỡ khi khai hỏa. Điều này có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho chính MRLS".

Thứ từng vô hiệu hóa hẳn 1 'tổng thống' tự phong vừa tái xuất ở Ukraine?- Ảnh 2.
Thứ từng vô hiệu hóa hẳn 1 'tổng thống' tự phong vừa tái xuất ở Ukraine?- Ảnh 3.

Tochka-U trong các cuộc duyệt binh ở Ukraine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại