Thổ Nhĩ Kỳ "không mạnh" nhưng Nga không thể chiến vì "biết sẽ thua"?

Trương Mạnh Kiên |

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ với tiềm lực mạnh mẽ và sự ảnh hưởng rộng khắp đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Nga, thì phía Moscow lại coi đây là một kịch bản cần tránh.

Mối đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ

Trong vài năm trở lại đây, các nhà quan sát đã nói về kế hoạch đưa hào quang Đế chế Ottoman trở lại của Thổ Nhĩ Kỳ, khi nước này tập trung vào việc mở rộng ảnh hưởng tại nhiều điểm nóng khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ đang có những động thái duy trì hiện diện sức mạnh ở Iraq, Syria và Libya, ngăn bước tiến của người Kurd, cũng như đối đầu với đồng minh Hy Lạp và Pháp.

Người Thổ Nhĩ Kỳ luôn cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình ở các quốc gia trước đây từng là một phần của đế chế.

Mới đây, Azerbaijan đã củng cố vai trò đồng minh với chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sau khi Thổ Nhĩ Kỳ giúp nước này giành được ưu thế trong cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh với Armenia.

Hy Lạp đang gặp áp lực quân sự và chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ và kinh tế với Ankara. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nỗ lực trở thành trung tâm khí đốt chính ở Trung Đông, trung gian cho các đường ống dẫn dầu, gia tăng ảnh hưởng đối với Tây Âu.

Ankara cũng đang tận dụng mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Moscow. Bất chấp việc từng bắn rơi một máy bay của Nga ở Syria, người Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm dân quân hậu thuẫn vẫn kiểm soát một phần lãnh thổ quốc gia này.

Sự có mặt của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga không thể khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ cho Syria và thực hiện các dự án năng lượng của mình.

Đồng thời, Ankara đã hợp tác với Moscow để phát triển kinh tế về du lịch cũng như đường ống dẫn dầu. Nga đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí còn cho vay tiền để xây dựng nhà máy này.

Tại Libya, quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đẩy lùi bước tiến của tướng Haftar. Người Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng một hành lang năng lượng và vận tải nối Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Azerbaijan và tiến xa hơn đến Trung Á.

Nga chưa sẵn sàng cho chiến tranh

Thổ Nhĩ Kỳ không mạnh nhưng Nga không thể chiến vì biết sẽ thua? - Ảnh 2.

NATO đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ là mối đe dọa lớn nhất đối với Nga.


Chừng nào Thổ Nhĩ Kỳ còn cất cánh bay xa hơn thì mối quan ngại với Nga sẽ càng tăng dần. Đã có nhiều câu hỏi về việc Moscow sẽ chuẩn bị thế nào trước một Ankara “đủ lông đủ cánh”, sẵn sàng đối đầu với mình trong tương lai?

Theo Topwar, Nga hiện chưa sẵn sàng cho một kịch bản xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ như vậy.

Không có liên minh chính thức với Trung Quốc, Nga thậm chí còn đang rơi vào mâu thuẫn lớn với Mỹ châu Âu. Nền kinh tế còn nhiều vấn đề và hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang vẫn còn đặt ra nhiều hoài nghi là những lý do.

Kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Nga chủ yếu bị thu hẹp trong các hoạt động chống lại các tổ chức, nhóm khủng bố ở Chechnya và Syria.

Trong kỷ nguyên hiện đại, Nga chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai đội quân hàng triệu người, cung cấp và bổ sung các nguồn lực thiết yếu để chống lại kẻ thù.

Trong khi đó, người Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội chính quy của một quốc gia theo kiểu công nghiệp (một trong số ít quốc gia trên thế giới có quân đội như vậy). Đó là hơn 600 nghìn người, không có nhân viên dự bị và dân sự. Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập với sự giúp đỡ và kinh nghiệm của Lầu Năm Góc và châu Âu.

Ngoài vũ khí trang bị cũng như huấn luyện tốt, nước này còn có kinh nghiệm về các cuộc chiến ở Iraq, Syria, Libya và Karabakh.

Trong khi nền kinh tế của Nga không thể nhanh chóng huy động nguồn lực cho chiến tranh, nước này còn đối mặt với nguy cơ trừng phạt từ các nước NATO (Mỹ và EU), điều sẽ khiến nền kinh tế Nga sụp đổ. Về phần mình, phương Tây sẽ viện trợ tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ chiến tranh.

Trong kịch bản giả định, Nga sẽ không thể tập trung toàn bộ lực lượng cho cuộc chiến chống lại người Thổ, bởi một phần lực lượng của Nga sẽ bị trói buộc ở Scandinavia (để ứng phó trước các động thái của Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển), Baltic, vùng trọng yếu Kaliningrad, và các hướng Belarus-Ba Lan.

Trong kịch bản xung đột NATO có thể thực hiện một hành động khiêu khích chống lại Nga ở khu vực Kaliningrad, đi kèm theo đó là các động thái của Nhật Bản và Mỹ đối với quần đảo Kuril và vùng Viễn Đông của Nga.

Thậm chí, kịch bản Karabakh ở Ukraine với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cho là dễ xảy ra.

Tại đây Nga sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận - chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine Người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đầu mối khuynh đảo Bắc Caucasus. Georgia, Moldova, Ba Lan và Romania sẽ được kết nối để giúp Ukraine.

Có thể thấy, dù năng lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể chưa so sánh được với Nga, nhưng trên thực tế chính Nga chưa sẵn sàng cho một kịch bản chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ lúc này, bởi phía sau Ankara còn là đội quân lớn của phương Tây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại