Thổ Nhĩ Kỳ "chọc mù" hệ thống tác chiến điện tử Nga, đánh sập radar Syria ở tử địa Idlib?

Tú Anh |

Chuyên gia Hakan Kılıç cho rằng, hệ thống tác chiến điện tử (EW) do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển đã “chọc mù” các radar và làm tê liệt mạng lưới truyền thông của Quân đội Syria ở Idlib.

Theo nhật báo Daily Sabah, sự thành công của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đối phó với các phương tiện thiết giáp Syria trong chiến dịch “Lá chắn mùa Xuân” (Operation Spring Shield) ở Idlib hồi tháng 2 vừa qua là do nước này đã sử dụng rất hiệu quả các hệ thống tác chiến điện tử (EW).

Bên cạnh đó, việc triển khai dày đặc theo kiểu “bầy đàn” các máy bay không người lái (UAV) cũng góp phần rất đáng kể làm tê liệt xe tăng, xe bọc thép và các hệ thống phòng không của Quân đội Chính phủ Syria (SAA).

“Chúng tôi có thể nói rằng Lá chắn mùa Xuân là trận chiến giữa các hệ thống tác chiến điện tử KORAL và REDET do Tập đoàn ASELSAN của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và các hệ thống chế áp điện tử của Nga thiết lập tại Căn cứ Không quân Hmeymim cũng như ở Idlib”, Hakan Kılıç, nhà nghiên cứu hàng không quân sự và công nghiệp quốc phòng tiết lộ trên tờ Daily Sabah.

Chuyên gia Hakan Kılıç cho rằng, hệ thống tác chiến điện tử do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển đã “chọc mù” các radar và làm tê liệt mạng lưới truyền thông của Quân đội Syria. SAA hiện này không hề có mạng lưới thông tin cáp quang trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch Lá chắn mùa Xuân ở Idlib, Syria

Chiến dịch quân sự ở Idlib đã cho thấy khi các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử bị vô hiệu hóa thì ngay cả các phương tiện thiết giáp 50 tấn cũng trở nên yếu kém trước vũ khí hạng nhẹ chứ chưa nói tới khả năng cơ động bị giới hạn trên một địa bàn rộng lớn.

Kılıç giải thích rằng, để trách đối đầu trực tiếp với Không quân Nga cũng như để tuân thủ thỏa thuận Sochi, các máy bay tiêm kích F-16 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các chiến dịch trên không từ chính không phận nước này, thực hiện cả sứ mệnh hỗ trợ cận chiến trên không (CAS) và chế áp hệ thống phòng không kẻ thù (SEAD).

Tuy nhiên, đa phần nhiệm vụ này được thực hiện bởi các UAV vì Syria đã đóng cửa không phận với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó minh chứng cho khả năng sử dụng UAV đối phó với xe tăng hoặc các hệ thống phòng không khi chúng dễ dàng bị phát hiện và đeo bám bởi UAV.

Chuyên gia Hakan Kılıç nhấn mạnh, đạn thông minh cỡ nhỏ MAM-L trang bị trên các UAV Thổ Nhĩ Kỳ có thể không phá hủy được hoàn toàn xe tăng giống như tên lửa chống tăng nhưng nó cũng đã làm hư hại hàng chục cỗ máy bọc thép khiến rất khó khôi phục và cũng vô hiệu hóa hàng trăm xe thiết giáp và hệ thống tên lửa đất đối không.

Một số ưu điểm khác nữa của UAV Thổ Nhĩ Kỳ mà nhà phân tích Hakan Kılıç nhấn mạnh, đó là trong khi ANKA-S có sức đề kháng rất tốt trước các mối đe dọa đến từ hoạt động tác chiến điện tử và khả năng tấn công từ trần bay cao thì TB-2 lại có tiết diện phản xạ radar rất nhỏ (RCS) và khả năng kháng điện tử cũng khá tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại