Thêm 1 sân bay nào mới được Hà Nội đề xuất, tương lai Thủ đô sẽ có tới 3 sân bay?

Trang Anh |

Hà Nội đang đề xuất Bộ Quốc phòng chuyển sân bay Hoà Lạc thành sân bay lưỡng dụng, vừa phục vụ nhiệm vụ quân sự, vừa phục vụ khai thác dân dụng.

Đề xuất chuyển sân bay Hoà Lạc thành sân bay lưỡng dụng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cùng đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình hôm 18/4 về một số nội dung hợp tác phát triển giữa hai địa phương.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất một số nội dung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai địa phương trong lĩnh vực xúc tiến, thu hút đầu tư; lĩnh vực công thương, nông nghiệp, văn hóa, thể thao và du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, đảm bảo ANTT, an sinh xã hội…

Thêm 1 sân bay nào mới được Hà Nội đề xuất, tương lai Thủ đô sẽ có tới 3 sân bay?- Ảnh 1.

Sân bay quân sự Hòa Lạc được đề xuất chuyển thành sân bay lưỡng dụng - Ảnh: Báo QĐND

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, Hà Nội đang đề xuất Bộ Quốc phòng chuyển sân bay Hoà Lạc thành sân bay lưỡng dụng, vừa phục vụ nhiệm vụ quân sự, vừa phục vụ khai thác dân dụng. Như vậy, nếu được duyệt, Hà Nội sẽ có 3 sân bay khai thác dân dụng, gồm: sân bay Nội Bài, sân bay Hoà Lạc và sân bay Ứng Hoà (theo Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030).

Đây sẽ là điều kiện thực sự thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây, Tây Nam Hà Nội và tỉnh Hoà Bình.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai hoàn thiện thủ tục và xây dựng, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình, đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 5…

Sân bay thứ 2 của Hà Nội nằm ở đâu, bao giờ khởi công?

Liên quan đến quy hoạch đường hàng không, hồi cuối tháng 12/2023, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Nội dung trọng tâm của việc điều chỉnh nhằm thống nhất và đồng bộ với nghiên cứu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo UBND TP Hà Nội, đồ án đã thể hiện những mục tiêu, quan điểm, định hướng tổng thể và các giải pháp trọng tâm phát triển Thủ đô, trong đó có định hướng quy hoạch đường hàng không.

Đồ án đưa ra các đề xuất mới về tập trung xây dựng Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; xây dựng trục sông Hồng là trung tâm hội tụ, điểm nhấn quan trọng của vùng đô thị hóa Đồng bằng sông Hồng; mô hình thành phố trong Thủ đô; sân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại phía Nam; phát triển đô thị theo mô hình TOD, cải tạo và tái thiết đô thị; xây dựng hành lang xanh...

Theo định hướng, mô hình phát triển của Hà Nội là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm - Ảnh: Tiền Phong

Theo định hướng, mô hình phát triển của Hà Nội là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm - Ảnh: Tiền Phong

Thành phố cũng cập nhật và rà soát quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, với sân bay quốc tế Nội Bài sẽ là cửa ngõ quan trọng nhất trong giao lưu quốc tế của khu vực miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Đây sẽ là sân bay cấp 4F, lưu lượng hành khách thông qua đến năm 2030 là 60 triệu khách/năm, diện tích khoảng 1.500 ha; đến năm 2050 là 100 triệu khách/năm, diện tích khoảng 2.200 ha, mở rộng về phía Nam còn sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hỗ trợ cho sân bay Nội Bài nằm ở phía Nam Thủ đô.

Đồ án cũng đã định hướng quy hoạch Cảng hàng không thứ 2 của Thủ đô thuộc huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên. Theo đó, thành phố sẽ bố trí không gian phát triển Cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô tại khu vực tiếp giáp trục cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt thống nhất Bắc-Nam và trục giao thông kinh tế phía Nam thuộc địa bàn một số xã thuộc huyện Ứng Hòa và Phú Xuyên. Công suất dự kiến khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Đến tháng 2/2024, Phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được diễn ra tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng có nói về sân bay thứ 2 của Thủ đô trong khi đề cập đến hạ tầng kỹ thuật.

Cụ thể, về phát triển hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô như phát triển, sử dụng hiệu quả không gian ngầm, hạ tầng giao thông để giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông trong đô thị; đầu tư sân bay thứ 2 ở khu vực huyện Phú Xuyên - Ứng Hòa. Thêm vào đó, phát triển hạ tầng số, lựa chọn phương thức giao thông hiện đại, thông minh; giải quyết các vấn đề về ngập úng, ô nhiễm môi trường; đặc biệt là ô nhiễm không khí, bụi mịn khi Hà Nội đang thuộc nhóm các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới,...

Sân bay thứ 2 ở Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Thành phố duy nhất ở Việt Nam giáp Trung Quốc có biển, tương lai có sân bay taxi, đường sắt hiện đạiThành phố duy nhất ở Việt Nam giáp Trung Quốc có biển, tương lai có sân bay taxi, đường sắt hiện đại

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh được xác định là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại