Thế khó của Mỹ nếu phải đối đầu Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Anh Minh |

Trong những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu chuyển trọng tâm quân sự khỏi các hoạt động chống khủng bố và quay trở lại khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn với các đối thủ ngang tầm như Trung Quốc. Tuy nhiên, gần hai thập kỷ liên tiếp chống khủng bố toàn cầu đã khiến bộ máy phòng thủ của Mỹ đi nhầm chỗ cho một cuộc chiến như vậy.

Theo tạp chí quân sự Sandboxx, ở một số khía cạnh quan trọng, Mỹ hiện đang phải cố gắng bắt kịp: nỗ lực để thu hẹp khoảng cách năng lực vốn đã xuất hiện ở Châu Âu và Thái Bình Dương.

Trong khi Mỹ duy trì quân đội lớn nhất hành tinh, nước này cũng có những nghĩa vụ vươn xa hơn bất kỳ lực lượng nào khác trên thế giới. Ở mọi nơi trên thế giới, quân đội Mỹ phục vụ với nhiều khả năng khác nhau, từ hiện diện lầu dài, huấn luyện quân đội nước ngoài tự vệ, hay để thực thi các quy tắc quốc tế trên biển cả.

Hải quân của Mỹ có thể rất lớn đối với kỷ nguyên ổn định toàn cầu tương đối này, nhưng lực lượng này sẽ còn đông hơn đáng kể trong cuộc chiến Trung-Mỹ ở Thái Bình Dương nếu nó xảy ra.

Vấn đề đó càng trở nên rõ ràng hơn khi người ta cho rằng Hải quân Mỹ không thể triển khai toàn bộ hạm đội của mình đến bất kỳ tuyến đường thủy nào mà không phòng vệ một số lợi ích quan trọng khác.

Khi kết hợp lực lượng hải quân đang phát triển nhanh chóng với hải cảnh của Trung Quốc được trang bị tốt và lực lượng dân quân biển, đó sẽ là 770 tàu Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Hải quân Mỹ dù khổng lồ hiện chỉ có khoảng 293 tàu chiến - và trong khi Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy tăng trưởng nhằm để có được 355 tàu, chưa có kế hoạch nào thành hiện thực. Điều đó có nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ phải đối mặt với sự hiện diện đông đảo trên biển của các lực lượng Trung Quốc với tỷ lệ một chọi hai.

Chỉ có một hạm đội khổng lồ thôi là chưa đủ để chiến thắng một cuộc xung đột trên biển cả trong thế kỷ 21 – Điều quan trọng không kém là bạn phải có các loại tàu phù hợp để tận dụng cho các vai trò cụ thể.

Trong những năm qua, công nghệ tiên tiến đã cho phép Mỹ loại bỏ bớt một số phần trong đội tàu và máy bay khổng lồ mà nước này duy trì trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và hướng tới một số lượng khí tài thấp hơn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò.

Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, cũng giống như các máy bay đa chức năng như dòng F-35 Joint Strike Fighter, được trang bị phù hợp để phục vụ một số chức năng. Tư duy này đã cho phép Mỹ mở rộng khả năng của mình trong khi giảm bớt yêu cầu về nhân sự và chi phí duy trì nhiều khí tài hơn với các vai trò chuyên biệt hơn nhiều.

Nhưng sự ưu ái của Mỹ với các nền tảng “đa chức năng” có những mặt trái: Chúng làm tăng đáng kể chi phí nghiên cứu và mua lại, đồng thời chi phí tăng lên buộc phải mua với số lượng ít hơn. Nó cũng buộc các khí tài quân sự vào thế không phát huy hết khả năng rộng rãi của chúng.

Với số lượng nền tảng ít hơn, những con tàu và máy bay đa năng đang phải thực hiện nhiều công việc cần được ưu tiên. Mặc dù có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò, nhưng các nền tảng này thường chỉ có thể đảm nhiệm một vai trò tại một thời điểm - làm cho chúng hiệu quả hơn trong việc bố trí chiến lược, nhưng kém hiệu quả hơn trong tình huống chiến đấu.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke là những tàu cực kỳ mạnh mẽ, được trang bị nhiều loại pháo, tên lửa và ngư lôi, nhưng thường được giao cho nhiệm vụ phòng không đơn giản vì vai trò của chúng trong hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Những tàu khu trục này là một ví dụ điển hình về việc một con tàu với nhiều mục đích sử dụng có thể gặp khó khăn trong vai trò phòng thủ duy nhất trong cuộc xung đột quy mô lớn.

Như cựu Giám đốc Tác chiến Hải quân, Đô đốc John Richardson đã nói, các tàu BMD (phòng thủ tên lửa đạn đạo) bị hạn chế trong các khu vực hoạt động mà ông gọi là “những chiếc hộp nhỏ”.

Nếu Mỹ đụng độ với Trung Quốc, một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này là tìm cách nhanh chóng mở rộng sự hiện diện quân sự và khả năng chiến lược ở Thái Bình Dương. Trung Quốc sở hữu một kho dự trữ tên lửa đạn đạo khổng lồ (bao gồm cả tên lửa chống hạm siêu thanh), có nghĩa là phòng thủ tên lửa sẽ được coi là ưu tiên đáng kể đối với các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Điều đó sẽ hạn chế khả năng các tàu khu trục của Mỹ hoạt động trong vai trò tấn công mạnh hơn, khi chúng chỉ chạy vòng vòng quanh khu vực được giao nhiệm vụ của mình, chờ đợi để đánh chặn bất kỳ tên lửa nào bay tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại