Vua Khải Định và chuyến vi hành tốn kém nhất lịch sử trên báo Tây

Việt Hà |

(Soha.vn) - Chuyến "vi hành" của vị vua nhà Nguyễn đã dấy lên phong trào phản ứng dữ dội của nhân dân với vị vua bù nhìn.

"Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây

Nghề này thì lấy ông này tiên sư"

Từ xa xưa, nhân dân Huế đã truyền nhau câu ca dao phổ biến về vua Khải Định để phản đối việc ông vua này trở thành tay sai bù nhìn mà đi ngược lại với quyền lợi của dân chúng.

Mới đây, trang Gallica.bnf.fr của Pháp đã đăng tải trọn bộ hình ảnh về chuyến "vi hành" của vua Khải Định tại Pháp. Thông qua bộ ảnh này, người xem có cái nhìn trọn vẹn hơn về chuyến đi "lịch sử" nhưng vô nghĩa của vị vua bù nhìn.

Quen thuộc hơn với nhiều thế hệ người Việt sau này là hình tượng của vị vua nước Việt trong tác phẩm "Vi hành" của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng nghệ thuật trào phúng và những câu văn châm biếm, Hồ chủ tịch muốn người Pháp hiểu rằng vua Khải Định không đại diện cho nhân dân chân chính Việt Nam. Đồng thời, Người cũng muốn tố cáo bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân tàn ác.

Ngày 20/5/1922, vua Khải Định cập bến Marseille sau 1 tháng đi tàu biển từ Việt Nam. Đây được coi là chuyến công du đầu tiên của một vị vua nước Việt ra nước ngoài mà đặc biệt là Pháp.

Nhân sự kiện vua Khải Định tới Pháp, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó ông chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng".

 	Khu triển lãm của xứ Bắc Kỳ tại Hội chợ thuộc địa Marseille.

Khu triển lãm của xứ Bắc Kỳ tại Hội chợ thuộc địa Marseille.

 	Một con đường trong khu Hội chợ.

Một con đường trong khu Hội chợ.

 	Vua Khải Định được "chăm sóc" bởi một một quan chức "hàng trung" của nước Pháp.

Vua Khải Định được "chăm sóc" bởi một một quan chức của nước Pháp.

 	Sau khi tham dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille, vua Khải Định đã đi tàu hỏa tới Paris cùng vô số tùy tùng của mình.
Sau khi tham dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille, vua Khải Định đã đi tàu hỏa tới Paris cùng vô số tùy tùng của mình.
 	Lối trang phục "dở tây, dở ta" của vua Khải Định nhận được rất nhiều phản ứng từ nhiều người Pháp và nhân dân Việt. Thất điều trần viết: “Bệ hạ tự chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc ra để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thời đính vài ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thời thêu thêm những hình rồng phụng sáng ngời”

Lối trang phục "dở tây, dở ta" của vua Khải Định nhận được rất nhiều phản ứng từ nhiều người Pháp và nhân dân Việt. Thất điều trần viết: “Bệ hạ tự chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc ra để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thời đính vài ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thời thêu thêm những hình rồng phụng sáng ngời”

 	Vua Khải Định xem đua ngựa cùng tổng thống Pháp Millerand tại giải Grand Prix de Paris.

Vua Khải Định xem đua ngựa cùng tổng thống Pháp Millerand tại giải Grand Prix de Paris.

 	Vua Khải Định thăm Hội địa lý Pháp.

Vua Khải Định thăm Hội địa lý Pháp.

Tại Paris nhiều lần ông khiến mọi người phải ồ lên vì sự ngô nghê của một vị vua khi choáng ngợp bởi sự phát triển của Pháp.
 	Vua Khải Định cùng con trai Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại) đặt hoa tại đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh tại Paris.
Vua Khải Định cùng con trai Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại) đặt hoa tại đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh tại Paris.

Vua Khải Định (8/10/1885 – 6/11/1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn "Vi hành" và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại