Thế giới có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, và những nước nào đang nắm giữ?

Anh Minh |

Số đầu đạn hạt nhân đã giảm trong một số năm qua, mặc dù các quốc gia không ngừng hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, theo một đánh giá thường niên về vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) mới đây công bố báo cáo SIPRI 2019 về trang bị vũ khí, giải trừ quân bị và an ninh quốc tế.

Báo cáo này nói tính ở thời điểm đầu năm 2019, thế giới có 13.865 đầu đạt hạt nhân (đầu đạn), thuộc sở hữu của 9 quốc gia, bao gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ Pakistan, Israel và Triều Tiên.

“Phát hiện quan trọng là mặc dù tính về tổng thể số lượng đầu đạn giảm, tất cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đều nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí của họ”, Jan Eliasson, chủ tịch Hội đồng điều hành SIPRI, đại sứ, cựu phó tổng thư ký LHQ nói trong một thông cáo báo chí.

Nga và Mỹ là hai nước duy nhất giảm số đầu đạn: Mỹ giảm 265 và Nga giảm 350, theo báo cáo.

Anh, Trung Quốc, Pakistan, Triều Tien và có thể cả Israel đều tăng số lượng đầu đạn, theo SIPRI. Ấn Độ và Pháp không thay đổi về số lượng.

Một trong những lý do chính dẫn đến việc giảm số lượng đầu đạn toàn cầu là do việc thi hành hiệp ước New START giữa Mỹ và Nga, với yêu cầu giảm và đặt ra hạn mức đối với các tên lửa đạn đạo.

Thế giới có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, và những nước nào đang nắm giữ? - Ảnh 1.

Màu đỏ là số đầu đạn hoặc cất trong kho, hoặc đã "về hưu" chờ tháo dỡ, tiêu hủy, màu xanh là đầu đạn đang được triển khai

Mặc dù chỉ có hai nước giảm số lượng trong khi nhiều nước khác tăng mà tổng thể vẫn giảm là bởi Mỹ và Nga đã chiếm 90% số đầu đạn toàn cầu.

Năm 2018, Mỹ và Nga thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về giới hạn của hiệp ước New START. Nhưng nếu không được gia hạn, hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021.

Mỹ đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, tuy nhiên chương trình xem xét lại hiện trạng vũ khí hạt nhân của chính quyền tổng thống Trump ra đời năm 2018 đã hủy bỏ việc giảm vũ khí hạt nhân, thay vào đó đặt ra kế hoạch phát triển các phiên bản mới trong khi hoán cải những đầu đạn còn lại.

Dữ liệu của SIPRI cho thấy Nga hiện có 4.330 đầu đạn hạt nhân, khoảng 1.830 đầu đạn được xếp vào đạng phi chiến lược.

Năm 2018, Nga tiếp tục các hoạt động tầm xa ở Bắc cực, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Và vào tháng 12/2018, họ đã cử đến Venezuela hai máy báy ném bom chiến lược Tu-160, là một phần của lực lượng không quân tầm xa.

Nga cũng đã bắn tên lửa hành trình từ máy bay ném bom Tu-160 trên bầu trời phương Bắc vào tháng 11/2018, gây chú ý bởi số lượng tên lửa hành trình bắn đi.

Trung Quốc hiện có khoảng 290 đầu đạn. Mặc dù họ đang nỗ lực mở rộng lực lượng hạt nhân, báo cáo của SIPRI nói Trung Quốc đã cam kết chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Tuy nhiên, báo cáo nói Trung Quốc đã có những bước đi nhằm cải thiện khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân.

Hai đối thủ Ấn Độ và Pakistan đều cung cấp ít thông tin về kho vũ khí hạt nhân của họ. Tuy nhiên, họ đều có tuyên bố riêng về các vụ thử tên lửa.. Ấn Độ có khoảng 130-140 đầu đạn, và Pakistan có khoảng 150-160 đầu đạn. cả hai quốc gia này đều được cho là đã tăng thêm 10-20 đầu đạn trong năm 2018.

Triều Tiên công khai rất ít về vũ khí và năng lực hạt nhân, ngoài thông báo về các vụ thử tên lửa. Theo ước tính, nước này có khoảng 20-30 đầu đạn, tăng 10-20 đầu đạn so với một ước tính được đưa ra năm 2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại