Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán!

Gabe |

Việc tháp Eiffel bị rao bán là có thật và nó là 1 trong những điều đáng quên đi. Nhưng tại sao đến giờ, nó vẫn thuộc quyền sở hữu của Paris hoa lệ?

Tháp Eiffel

Tháp Eiffel (tiếng Pháp là Tour Eiffel) là 1 trong những công trình đồ sộ và vĩ đại nhất lịch sử nhân loại vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nó được xây dựng vào năm 1887 vào hoàn thành vào 31/3/1889 và là "đứa con cưng" của Gustave Eiffel.

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 1.

Chân dung cha đẻ tháp Eiffel

Mục đích ban đầu của Eiffel thực ra chỉ là để làm cổng vòm cho Hội chợ Thế giới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp (1789-1889), khi đó, nước Pháp muốn tạo nên 1 công trình độc đáo có 1 không 2 để kỷ niệm ngày đại lễ nên "cánh cổng vòm" này được đặt ngay chính giữa thủ đô Paris hoa lệ.

Ngọn tháp kỳ vĩ này cũng giữ danh hiệu "Công trình cao nhất thế giới trong suốt hơn 40 năm. Dù vậy nhưng trong lịch sử, người ta đã từng có ý định phá hủy nơi này vì mục đích ban đầu chỉ để Eiffel tồn tại trong 20 năm. Rất may, thay vì làm thế, họ biến nó thành 1 tháp ăng ten vô tuyến khổng lồ.

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 2.

Đến năm 1910, chính phủ Pháp quyết định giữ gìn và bảo tồn vĩnh viễn nơi đây. Có thể nói đó là 1 trong những quyết định đúng đắn là quan trọng nhất lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, để có thể bảo tồn danh lam này cũng tiêu tốn của nước Pháp 1 khoản kinh phí không nhỏ. Cứ 7 năm 1 lần, tháp Eiffel sẽ được bảo trì, sửa chữa lại.

Không kể đến chi phí vô cùng tốn kém, Eiffel cần đến hơn 60 tấn sơn mỗi lần tân trang, cùng 50 km dây và 2 hecta lưới cho việc bảo hiểm, 1500 chổi, 5000 đĩa mài... và một đội 25 người làm việc trong hơn một năm.

Ký ức đáng quên về việc bị rao bán

Trước khi đến với câu chuyện này, điều bạn phải biết đầu tiên là về người đàn ông mang tên Victor Lustig (1809-1947), người Séc.

Đây là 1 trong những tên tội phạm thông minh và nhanh nhạy nhất lịch sử thế giới. Sinh ra trong 1 gia đình có điều kiện, Lustig được cho ăn học đầy đủ, hắn thành thạo và có thể nói trôi chảy tới 5 ngoại ngữ khác nhau. Nhưng niềm đam mê lớn nhất của hắn lại không phải là học thuật mà là... du lịch.

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 3.

Viktor Lustig

Tất nhiên việc này không được gia đình ủng hộ, vì vậy để có tiền đi chu du bốn bể, Lustig thường lừa gạt người khác để kiếm kinh phí đi chơi. Chính những thói xấu này là mầm mống cho cú lừa thể kỷ mai sau!

Với bộ óc vô cùng thông minh và nhanh nhạy, Lustig luôn có cuộc sống như giới thượng lưu sau khi đi lừa chính... giới thượng lưu đó. Hắn thường say sưa tiệc tùng, tới những tụ điểm của những kẻ lắm tiền để tìm kiếm con mồi tiềm năng.

Nhưng tất cả những vụ lừa đảo lặt vặt đó chưa là gì! Lustig đã khiến cả thế giới không quên được tên mình sau cú lừa thế kỷ: Rao bán tháp Eiffel!

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 4.

Quang cảnh về đêm

Vào tháng 5/1925, sau khi trở về Paris, Lustig tình cờ đọc thông tin tháp Eiffel có thể bị phá dỡ hoặc sửa chữa lại. Đánh hơi thấy miếng mồi ngon, hắn cấu kết cùng Dan Collins để cho ra 1 kế hoạch không tưởng.

Lustig và Collins miệt mài chuẩn bị giấy tờ... giả cũng như chính hắn sẽ vào vai ông Thứ trưởng Bộ bưu điện Pháp. Sau đó, Lustig tổ chức 1 cuộc họp kín với 6 nhà tư bản hàng đầu về luyện kim, khách sạn ngay trên quảng trường Concorde để bàn bạc về số phận của tháp Eiffel.

Hắn nói rằng, do chi phí sửa chữa quá cao, vượt ngoài khả năng chi trả của chính phú Pháp nên buộc phải bán lại tháp Eiffel cho các tập đoàn luyện kim lớn trong nước thông qua hình thức đấu giá. Và họ phải họp kín là vì sợ áp lực từ những người yêu mến công trình này.

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 5.

Biểu tượng của nước Pháp

Tháp Eiffel được làm từ hơn 10 ngàn tấn kim loại, trong đó có đến 7,3 ngàn tấn là thép, nếu quy ra tiền thì đó là 1 khoản khổng lồ. Nhưng điều lạ là vị Thứ trưởng Bộ bưu điện lại vô cùng ưu ái các tập đoạn là đưa ra con số rất thấp.

Các đại gia luyện kim ngỡ rằng đây sẽ là món hời lớn nên thi nhau tranh giành. Cuối cùng, 1 vị triệu phú tên Andre Poisson đã có được hợp đồng "béo bở" sau khi mất 50.000 đô la đi đêm cho Thứ trưởng Lustig!

Cho đến tận ngày hẹn tháo dỡ Eiffel, Poisson mới biết mình bị dính 1 quả lừa đau sau khi có va chạm với những bảo vệ nơi đây. Xót xa vì mất tiền nhưng nhà triệu phú kia vẫn phải im lặng và không dám đâm đơn kiện do sợ... mất mặt!

Cùng lúc đó, Lustig cùng đồng bọn đã cao chạy xa bay sang Áo cùng số tiền khổng lồ vừa dễ dàng có được. Hắn cố tình ẩn mình để lẩn tránh sự truy nã của cảnh sát sau vụ lừa đảo thế kỷ đó, nhưng thời gian trôi đi Lustig vẫn không thấy gì.

Tháp Eiffel và ký ức đáng quên về 2 lần bị rao bán! - Ảnh 6.

Biết được tin triệu phú Poisson không báo cảnh sát, tên lừa đảo lại lập kế hoạch kiếm thêm từ mánh cũ. Và rồi đến năm 1930, hắn trở lại Paris với bài lừa cũ. Chỉ khác là, lần này Lustig đã kiếm được 75.000 đô la từ sự cả tin của giới tư bản.

Nhưng cái gì cũng có nhân quả rõ ràng, đến năm 1935, siêu lừa đảo Lustig đã phải chấm dứt sự nghiệp bịp bợm khét tiếng của mình trong nhà ngục Alcatraz (California, Mỹ) với tội danh in tiền giả, lừa đảo và trốn tù.

Quả thật với đầu óc thiên tài của mình, Lustig có thể đóng góp rất nhiều cho thế giới thay vì suốt đời lừa lọc người khác kiếm miếng cơm. Không những thế, những mánh khóe thủ đoạn của hắn còn làm ô danh tháp Eiffel, khiến nó 2 lần suýt bị biến thành sắt vụn luyện kim!

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại