Vấn đề đặt ra ở đây trong hoạt động tố tụng cơ bản nhất "xác định sự thật của vụ án" theo điều 10 của BLTTHS, là trong 1 mớ các thông tin thật giả lẫn lộn phản ánh về nội dung vụ án, thì đâu là sự thật ? Lưu ý, tất cả các giấy tờ và lời khai cũng đều do con người tạo ra, do đó, lời khai cũng như các giấy tờ kia, đều chỉ là các thông tin phản ánh lại vụ việc, có thể là thật hoặc là giả tạo, để đánh lừa người khác.
Cho nên, xác định sự thật của vụ án bắt buộc phải tuân theo quy luật logic của tự nhiên.
Khi chắp nối các thông tin để dựng lại hình hài sự thật của vụ án, chỉ chỗ nào thông tin phản ánh khớp với trình tự logic của tự nhiên, thì chỗ đó mới phản ánh đúng sự thật.
Nếu ở chỗ nào chắp nối thông tin mà thấy phi logic, thì chỗ đó không phản ánh đúng sự thật.
Xem xét toàn bộ các thông tin phản ánh về nội dung vụ án, thì thấy diễn biến như sau:
Trước hết, việc Mỹ tự nguyện đưa tiền 16 tỉ đồng cho Nga nhận, là pháp luật không cấm. Nếu Mỹ muốn đòi lại 16 tỉ này thì phải có giấy tờ chứng minh 16 tỉ đó là Mỹ cho Nga vay.
Trong khi Mỹ thừa nhận trước Tòa là lần tố cáo đầu tiên Mỹ tố Nga vay tiền không trả thì không có giấy tờ nào chứng minh kèm theo.
Cho nên, theo logic, nếu Mỹ chỉ tố cáo Nga vay tiền không trả thì Mỹ không thể đòi lại được 16 tỉ này, bởi không có giấy tờ thể hiện Nga vay của Mỹ, do đó khi Nga tránh mặt không để Mỹ đòi lại tiền thì cũng không có cơ sở để xác định Nga có hành vi gian dối để lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt 16 tỉ được.
Điều này là phù hợp để giải thích tại sao Mỹ lúc đầu tố Nga vay không trả, nhưng sau đó lại chuyển sang tố Nga lừa mua nhà để chiếm đoạt 16 tỉ.
Do Nga không biết Mỹ đã thay đổi tố cáo, vẫn chỉ biết như ban đầu Mỹ tố Nga vay không trả, cho nên Nga đã ngụy tạo giấy tờ trả hết tiền cho Mỹ để thoái thác việc phải trả lại tiền.
Để tố cáo Nga lừa mua nhà chiếm đoạt tiền, thì phải có căn cứ chứng minh được Nga có hành vi mua nhà giả tạo nhằm chiếm đoạt 16 tỉ này. Do đó, bắt buộc phải có giấy tờ mua bán nhà do Nga làm khống.
Như vậy, Mỹ muốn đòi lại được Nga 16 tỉ bằng đơn tố cáo lừa mua nhà thì Nga phải "bỗng dưng" dại dột tự lập khống giấy tờ mua bán nhà.
Và tất nhiên, để Nga "bỗng dưng" dại dột tự ôm họa vào thân như thế, thì cần phải có ai đó "xui dại" Nga làm việc này.
Và cũng cần nhận thấy rằng, việc Nga lập giấy tờ giả tạo việc trả hết nợ cho Mỹ, giả mạo chữ ký của Mỹ rồi đem nộp cho cơ quan công an hòng qua mắt công an, là một việc dại dột đến mức vô lý.
Cho nên, điều này là phù hợp logic để giải thích tại sao Nga không biết Mỹ đã thay đổi tố cáo thành là tố Nga lừa đảo mua bán nhà, mà Nga lại "bỗng nhiên" dại dột tự đi tạo ra cái bằng chứng hợp đồng bán nhà khống để chứng minh giúp cho Mỹ tố Nga lừa đảo mua bán nhà là đúng.
Như vậy, lẽ tất nhiên là những việc Nga "bỗng nhiên" dại dột làm những việc ngụy tạo như vậy để tự đi chứng minh mình gian dối, là rất phi logic.
Cho nên, theo logic thì chắc chắn phải có người đóng vai trò "quân sư" nhận giúp Nga gỡ rối nhưng thực ra là xui Nga vào "chỗ chết".
Điều này phù hợp giải thích tại sao ra tòa Nga và Dung lại tố có 1 người nhận làm "quân sư" bày kế cho Nga thoát khỏi sự dính líu vào pháp luật, nhưng thực ra lại xui dại Nga tự tạo ra chứng cớ để chứng minh cho Mỹ tố cáo Nga lừa đảo mua bán nhà, là đúng.
Theo lẽ thường thì tất nhiên bà Mai Phương phủ nhận vai trò "xui dại" như Nga và Dung khai, vì chưa có chứng cứ khách quan nào chứng minh được vai trò "xui dại" của bà.
Do đó nếu chỉ cho bà Mai Phương ra tòa đối chất, thì vì bà này khăng khăng bác bỏ cho nên cũng chưa thể mở tung được cánh cửa chứa bí mật sự thật của vụ án này.
Như vậy, thì phải tìm ra được cái chốt của cánh cửa ấy để tháo, mở tung ra các bí mật của vụ án.
Vậy thì cái chốt giữ bí mật vụ án ở đây, chính là cái hợp đồng mua bán nhà giả tạo được Nga thuê ông Yên lập khống để chứng minh có việc mua bán nhà của Nga.
Nếu như đúng với nội dung ông Mỹ tố cáo Nga lừa mua nhà để chiếm đoạt 16 tỉ, thì cái hợp đồng mua bán nhà giả tạo này phải được Nga lập trước khi ông Mỹ có đơn tố cáo, tức là nó phải được lập vào ít nhất là trước tháng 4/2014.
Nhưng theo lời khai của ông Yên là người lập ra với Nga hợp đồng khống này thì nó lại được lập vào năm 2015 ngay trước thời điểm 19/3 ngày Nga bị bắt.
Như vậy, là thời gian mực chữ ký trong giấy tờ khống này phơi ra môi trường đã phải là ít nhất 3 năm kể từ năm 2014 nếu đúng theo tố cáo của ông Mỹ tố Nga lừa mua nhà.
Còn nếu đúng theo lời khai của ông Yên là người lập ra thì mực chữ ký chỉ phơi ra môi trường là 2 năm kể từ năm 2015.
Vậy với số thời gian mực chữ ký chênh lệch là hẳn 1 năm theo 2 lời khai của ông Mỹ và ông Yên, thì nếu đem bản hợp đồng ký khống này ra Viện khoa học kĩ thuật hình sự giám định thì sẽ rõ.
Từ đó xác định được tố cáo của ông Mỹ là đúng hay lời khai của ông Yên mới là đúng, cũng tức là lời khai của Nga – Dung mới là đúng.
Từ kết quả giám định thời gian xảy ra chữ ký, có thể xác định được có hay không bàn tay đạo diễn vụ án từ bà Mai Phương và những người có liên quan khác.