Thành phố Venice 'thoát khỏi' danh sách di sản nguy cấp của UNESCO

Ngọc Hưng |

Thành phố Venice đã lọt vào “tầm ngắm” của UNESCO vì du lịch quá tải và mực nước dâng cao. Tuy nhiên, ngày 14/9, tại cuộc họp thường niên ở Saudi Arabia, cơ quan này đã quyết định dừng việc đưa thành phố Venice của Italia vào danh sách di sản nguy cấp.

UNESCO vẫn nhắc lại mối quan ngại về các vấn đề quan trọng cần giải quyết để bảo tồn thành phố Venice một cách thích hợp, bao gồm những vấn đề liên quan đến du lịch, các dự án phát triển và biến đổi khí hậu.

UNESCO cho rằng, thành phố Venice vẫn cần phải đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa, đồng thời, yêu cầu các cơ quan quốc tế nộp báo cáo về việc bảo tồn thành phố trước ngày 1/2/2024 để xem xét tại phiên họp vào năm sau.

UNESCO cho biết: “Việc bảo vệ di sản thế giới này phải vẫn là ưu tiên hàng đầu của toàn bộ cộng đồng quốc tế”.

Thành phố Venice thoát khỏi danh sách di sản nguy cấp của UNESCO - Ảnh 1.

Khách du lịch đến thăm thành phố Venice. Ảnh: Reuters

Tiêu chuẩn "gặp nguy hiểm" là yếu tố đầu tiên để một địa điểm bị loại khỏi danh sách di sản thế giới. Hiện danh sách ghi danh 1.157 địa điểm thuộc 167 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Venice được xây dựng trên một nhóm hơn 100 hòn đảo, cách nhau bởi kênh đào và đầm phá nhưng được nối với nhau bằng những cây cầu. Thành phố này được coi là trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên trên thế giới, vào giữa thế kỷ 9 và 14.

Tuy nhiên, lượng khách du lịch liên tục đổ về từ lâu đã là một vấn đề đối với Venice.Vào lễ hội hóa trang của thành phố năm 2019, ít nhất 193.000 người đã chen chúc vào trung tâm thành phố lịch sử.

Hậu Covid-19, khách du lịch đổ xô trở lại thành phố khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Lượng người bên ngoài thường đông hơn rất nhiều so với 50.000 cư dân của thành phố và tràn ngập các con hẻm chật hẹp.

Theo dữ liệu từ các nhà hoạt động về nhà ở, vào cuối tuần trước, số lượng giường dành cho khách du lịch ở Venice hiện đã nhiều hơn số lượng cư dân thành phố. Venice cũng đang chiến đấu với những tác động của biến đổi khí hậu và các rào cản dưới nước.

Vào tháng 7, các chuyên gia của UNESCO cho biết, các biện pháp khắc phục do nhà nước Ý đề xuất “hiện chưa đầy đủ và chưa đủ chi tiết”. Họ cũng cho biết Italia bảo tồn một cách bền vững. Thực chất kể từ phiên họp vào năm 2021, UNESCO đã đe dọa đưa Venice vào danh sách di sản nguy cấp.

Căng thẳng leo thang khi tại cuộc họp hội đồng thành phố tuần này, trước cuộc bỏ phiếu biến Venice trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới thu phí vào cửa đối với du khách. Thành phố có kế hoạch thử nghiệm phí vào cửa là 5 euro (5,35 USD) cho những người đi lại trong ngày để cố gắng quản lý luồng khách du lịch đến các kênh đào lịch sử.

Phí này sẽ được áp dụng thử nghiệm vào năm tới, tập trung chủ yếu vào các kỳ nghỉ lễ mùa xuân và cuối tuần mùa hè khi lượng khách du lịch đang ở mức cao nhất. Tất cả du khách trên 14 tuổi sẽ phải trả phí.

Những người chỉ trích nói rằng việc áp thuế được đưa ra gấp rút để UNESCO thấy rằng thành phố đang hành động để hạn chế du lịch đại chúng.

Ủy viên hội đồng du lịch Venice, Simone Venturini cho biết, mục đích của việc thu phí là để tìm ra sự cân bằng mới giữa quyền của những người sống, học tập hoặc làm việc ở Venice và những người đến thăm thành phố.

Ông Simone Venturini cũng cho rằng đây không phải là một động thái kiếm tiền vì phí thu chỉ đủ để trang trải chi phí quản lý chương trình.

Venice đã thoát khỏi tình trạng xuống cấp hai năm trước khi chính phủ Rome ban hành lệnh cấm các tàu du lịch ra khỏi Quảng trường St Mark và kênh Giudecca.

Michele Zuin, quan chức ngân sách hàng đầu của Venice, cho biết trước quyết định này: “Chúng tôi đang cố gắng tránh Venice vào danh sách di sản nguy cấp. Nhưng không phải như thể chúng tôi là nô lệ của UNESCO.”

Nguồn: The National News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại