Cụ Munna Kuvar, 105 tuổi, nằm trên giường, được người thân ngồi xung quanh an ủi trong lúc chờ qua đời ở Varanasi, Ấn Độ. Đây được coi là thành phố thiêng liêng nhất của tín đồ Ấn Độ giáo.
Người Ấn Độ giáo tin rằng nếu chết ở đây và được rải tro cốt dọc theo bờ sông Hằng thì linh hồn sẽ được siêu thoát và tái sinh. Vì lý do này, nhiều người chọn Varanasi làm nơi ở cuối cùng trước khi chết.
Khu nhà có 12 phòng và một nơi thờ tự. Người hấp hối và gia đình đến đây thường lưu trú trong vòng 2 tuần. Sau khoảng thời gian đó, dù người đã chết hay chưa thì đều phải rời khỏi đây. Cho đến nay, hơn 14.500 người đã ghé qua nơi này. Ảnh chụp cuốn sổ ghi danh sách người đã chết.
Ông Bhairav Nath Shukla (trái) là người quản lý của ngôi nhà. Người đàn ông 61 tuổi có kinh nghiệm cầu nguyện cho người hấp hối và thực hiện nghi lễ cứu rỗi sau khi họ qua đời trong hơn 4 thập kỉ qua.
Cụ Kishore Pandey, 82 tuổi, từ ngôi làng nhỏ ở phía đông Ấn Độ đến đây cùng 3 người con gái. Các cô gái đến để thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi cha mất dù theo truyền thống, con trai mới là người làm điều này.
Con gái bóc trái cây cho cụ Pandey.
Cụ Bhogla Devi, năm nay 97 tuổi, cũng đến nhà cứu rỗi cùng người cháu trai 30 tuổi. "Bà là người quan trọng nhất đối với tôi. Tôi muốn đỡ bà lúc bà được cứu rỗi", anh nói.
Cụ bà Champa Devi, 88 tuổi cũng đến và qua đời ở nhà cứu rỗi vào ngày 21/6. Ảnh chụp các con gái cụ ngồi bên cạnh.
Đôi bàn chân ám ảnh của người sắp chết.
Sau khi chết, nhiều người được mang đi hỏa thiêu ở gần sông Hằng. Các gia đình có thể chụp ảnh với người quá cố để lưu lại kỷ niệm ở nơi hỏa táng linh thiêng này.
Chồng cụ Munna Kuvar mất cách đây 18 năm. cũng tại nơi này. Cụ muốn mất cùng một nơi với chồng. "Chúng tôi xin nghỉ làm để đến đây cùng bà, để bà có thể có thể thanh thản qua đời", cháu trai của cụ Kuvar tâm sự.
Thi thể người chết được nhúng xuống nước sông trước khi mang đi hỏa thiêu.
Dòng sông Hằng linh thiêng trong văn hóa Ấn Độ giáo.