Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo 'gây bão' toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu

L.T |

Không ngờ phương pháp dọn nhà đầy hữu ích của 'nữ hoàng dọn dẹp' Marie Kondo lại gây đau đầu cho các nhà chức trách Úc vì điều này.

Trong thời gian gần đây, nhắc đến tên cô gái người Nhật Bản Marie Kondo thì có lẽ không ít người biết tới bởi cô dường như đang là một "hiện tượng", một cái tên nổi như cồn sau khi series hot nhất Netflix Tidying up with Marie Kondo (Dọn Dẹp Cùng Marie Kondo) ra mắt đầu năm nay.

Với phương pháp KonMari, cô đã giúp nhiều gia đình sắp xếp lại các vật dụng trong nhà để cuộc sống trở nên đơn giản và "dễ thở" hơn. 

Phải công nhận là Marie có tài khi biến những căn phòng bừa bãi, lộn xộn, ngổn ngang tỷ thứ như cái ổ chuột thành không gian ngăn nắp, gọn gàng và tạo cảm giác sảng khoái đến không ngờ.

Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 1.

Marie Kondo nổi tiếng nhờ phương pháp dọn dẹp KonMari.

Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 2.
Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 3.
Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 4.

Trong thời gian gần đây, nhắc đến tên cô gái người Nhật Bản Marie Kondo thì có lẽ không ít người biết tới bởi cô dường như đang là một "hiện tượng" sau khi series hot nhất Netflix Tidying up with Marie Kondo (Dọn Dẹp Cùng Marie Kondo) ra mắt đầu năm nay.

Năm 2010, Marie Kondo xuất bản cuốn The Life-Changing Magic of Tidying Up (sách đã được xuất bản tại Việt Nam dưới tên Nghệ thuật bài trí của người Nhật: Phép màu thay đổi cuộc sống). 

Cuốn sách này đã bán được 6 triệu bản toàn thế giới và nhận được nhiều phản hồi tích cực. 

Nhiều độc giả sau khi đọc xong đã áp dụng được rất nhiều điều trong việc dọn dẹp, bày biện cũng như thay đổi nếp sống của bản thân.

Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 5.

Cuốn sách của Marie Kondo đã được dịch ra tiếng Việt.

Sau khi Marie Kondo nổi như cồn trên Netflix, người dân ở nhiều nơi trên thế giới bắt đầu lao vào dọn dẹp và làm theo lời khuyên của "thánh nữ dọn đồ" ấy, trong đó có cả người dân Úc. 

Thế nhưng, điều mà người ta không thể ngờ tới là "vứt đồ trong nhà mình đi thì vứt ở đâu?"

Đem gửi cho các tổ chức từ thiện chứ còn ở đâu nữa...

Kết quả là, mới đây, các tổ chức từ thiện lớn ở Úc đã phải tuyên bố ngừng nhận quần áo cũ, quần áo không dùng đến sau khi "làn sóng" sùng bái nghệ thuật dọn dẹp, hay còn gọi là phương pháp KonMari nổi lên.

Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 6.

Tờ Daily mail bình luận: "Nhiều người bắt tay vào việc dọn dẹp nhà cửa, cơ quan sau dịp Giáng sinh nhờ lấy cảm hứng từ hướng dẫn của cô Marie Kondo, nhưng một số người không thèm chọn lọc, cứ thế gói ghém mọi món đồ bỏ đi trong nhà mình bỏ vào thùng quyên góp và vô tình khiến các tổ chức từ thiện đau đầu".

Ước tính gần đây của tổ chức từ thiện quốc gia của Úc Lifeline cho thấy hơn một nửa số cửa hàng của họ tại Úc hiện đã phải ngừng chấp nhận đồ quyên góp.

Đại diện Jamie Mackay của Lifeline nói với ABC về việc dọn sạch các thùng quyên góp trên khắp cả nước chiếm tới 30% chi phí trong các quỹ từ thiện. 

Hiệp hội các tổ chức tái chế đồ từ thiện quốc gia (NACRO) ước tính mỗi năm có khoảng 60.000 tấn đồ đạc vẫn dùng được nhưng bị bẩn do điều kiện thời tiết xấu hoặc bị để lẫn những thứ rác bẩn khác.

Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 7.
Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo gây bão toàn thế giới nhưng lại khiến nước Úc lao đao vì... không biết để rác ở đâu - Ảnh 8.

Các nhà chức trách của các tổ chức từ thiện ở Úc đang đau đầu vì phải... phân loại rác.

Một số món đồ, bao gồm quần áo bẩn, thiết bị hỏng và thậm chí cả nệm và tã bẩn của trẻ nhỏ cũng bị vứt chung. 

Người ta không chọn lọc mà vô tư để những vật phẩm này vào các thùng từ thiện gây căng thẳng cho các tổ chức từ thiện vì họ phải thuê người để thu thập, sàng lọc và sau đó đưa chúng vào thùng rác.

Trong khi một số cửa hàng Lifeline đang chấp nhận quyên góp tại cửa hàng, họ cũng khuyến khích mọi người tìm kiếm các tổ chức từ thiện và lựa chọn khác.

Stephanie Ziersch, Giám đốc điều hành của Victoria Acting, nói với Daily Mail Australia rằng phương pháp KonMari thực sự tích cực, nhưng cô nhấn mạnh đến ý thức của người dân khi vứt những món đồ không dùng nữa đi. 

Ziersch cũng khuyên mọi người nên cân nhắc về bước thứ 7 trong phương pháp KonMari, bao gồm việc phân loại các món đồ trước khi vứt đi để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

(Nguồn: Daily Mail)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại