Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu

Lưu Ly |

Tỉ phú Bob Clark có thể là cái tên còn xa lạ với nhiều doanh nhân hay doanh nghiệp toàn cầu, nhưng câu chuyện về sự thành công của cuộc đời ông đủ sức truyền cảm hứng cho bất cứ ai có khát vọng và hoài bão lớn trong kinh doanh.

Tỉ phú Bob Clark là một tấm gương sáng về theo đuổi đam mê để vươn tới thành công. Ông cũng khiến người khác phải cảm kích, khi hi sinh sự riêng tư của bản thân để giải quyết các vấn đề phát sinh bất ngờ.

Từ bỏ học đại học và trở thành ông trùm xây dựng

Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Clark đã bắt đầu suy nghĩ như một doanh nhân.

Trong khi những thanh thiếu niên khác sẵn sàng làm những công việc như cắt cỏ để kiếm tiền, Clark nhận thấy rằng việc đó quá tốn thời gian so với những gì nhận lại. Vì vậy, ông chọn kiếm tiền từ việc sơn cửa các garage và khung cửa ra vào - đủ để trả một đứa trẻ khác cắt cỏ cho mình.

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 1.

Clark đã liên tục tìm mọi cách để gia tăng thu nhập - và đến năm 17 tuổi, ông thậm chí có tiền để thuê một nhóm bạn làm việc cho mình.

Clark đăng ký vào đại học, nhưng nhận thấy rằng đây không phải là sự khởi đầu phù hợp với bản thân. Vì lí do đó, ông đã bỏ học và trở thành đối tác của một hãng phân phối thiết bị.

Ở tuổi 19, Clark trẻ hơn các đối tác khác, nhưng có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình và tin rằng bản thân có đủ những hành trang tốt để điều hành công việc kinh doanh như những người còn lại.

Họ cùng nhau đưa công ty phát triển bền vững, sau này còn thâu tóm thêm một doanh nghiệp khác, với tên gọi Công ty Bảo trì Máy móc và Thiết bị (MMECO).

Năm 13 tuổi, cha Bob tặng ông một cuốn sách về xây dựng. Đó cũng là khi mơ ước theo nghiệp xây dựng và kiến trúc dần hình thành trong ông.

Vì vậy, ở tuổi 25, Clark bán cổ phần của mình trong MMECO và thành lập một công ty xây dựng tên Clayco. Trong năm đầu, công ty đã thu về 1,2 triệu USD doanh thu; Clark cũng đã cố gắng giữ công ty tăng trưởng ở mức hơn 40% mỗi năm trong 9 năm đầu tiên.

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 2.

Chúng là những con số phi thường, nhưng không thể hiện bức tranh chân thực.

“Những năm đầu ở Clayco thật khó khăn. Đầu tiên, vào năm 1984, chúng tôi nhanh chóng mất hết những gì dành dụm được từ MMECO. Sau đó, tôi đã thuê nhầm người. Tất cả chúng tôi đều làm việc 100 giờ một tuần. Tôi còn không có kinh nghiệm xây dựng.

Niềm đam mê, ý thức chung và những kinh nghiệm trước đây khi tuyển dụng những người bạn thời niên thiếu, tất cả đều được tận dụng cùng một lúc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 1986, mọi thứ tồi tệ đến mức tôi phải âm thầm đi phỏng vấn xin việc và tìm kiếm những cơ hội khác. Mãi đến năm 1988, Clayco mới lần đầu tiên thu về lợi nhuận”.

Khó khăn là vậy, nhưng Clark vẫn rất kiên trì, và vào năm 2021, Clayco đã đạt tổng doanh thu 4,9 tỷ USD và hiện là một trong những công ty xây dựng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Các dự án hãng đảm nhiệm bao gồm Đại học Y Washington và một số trung tâm thương mại điện tử Amazon.

Clark vẫn sở hữu 50% doanh nghiệp và năm nay ông đã được Forbes bổ sung vào danh sách tỷ phú, với ước tính giá trị tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 3.

Một lần khởi nghiệp, mãi mãi khởi nghiệp

Clark đã viết một số bài báo cho Forbes về tầm quan trọng của việc nhìn nhận nhân viên.

“Những gì tôi học được trong những năm đầu tiên là các nhà lãnh đạo phải vừa biết chọn lọc, lại vừa không. Tôi luôn nhanh chóng giữ chân những người xứng đáng và loại bỏ những người không phù hợp hoặc không đủ tiêu chuẩn. Chúng tôi tự nhắc nhở phải “đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử” và kiên quyết bảo vệ tiêu chuẩn đó. Ngày nay, chúng tôi vẫn sử dụng cùng một phương pháp thu hút mọi người như khi mới khởi nghiệp. Suy cho cùng, chúng tôi vẫn là một công ty khởi nghiệp.”

Clark luôn hướng đến yếu tố con người, kể cả trong những thời điểm khó khăn.

“Mỗi đợt suy thoái của nền kinh tế đều mang đến những thách thức lớn. Thật kì diệu khi chúng tôi vẫn có thể tuyển dụng những tài năng hàng đầu vượt quá khả năng chi trả. Đó là bước đệm cho sự phát triển lớn mạnh sau này.”

Có lẽ các doanh nghiệp thông minh có thể thực hiện theo chiến lược của Clark bằng cách tận dụng xu hướng thôi việc hàng loạt và tuyển dụng những nhân sự tốt nhất.

Bài học về chuyện làm ăn

Vào cuối những năm 90, Clark đã thiết lập một quan hệ đối tác rất lớn, nhưng đây là một sai lầm tai hại và kết thúc trong một vụ kiện tụng lớn, gây ồn ào dư luận. Điều này mang lại cho Clark một bài học quý giá, mà chính ông tự đúc kết: Bạn có thể tạo một thương vụ xấu với người tốt, nhưng không bao giờ có thể làm ăn tốt đẹp với một người xấu.

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 4.

Công khai thông tin liên hệ

Clark đã và đang công khai số điện thoại cá nhân tại mọi địa điểm làm việc của Clayco.

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 5.

"Đó là một thông điệp lớn gửi đến thợ thủ công, các nhà thầu phụ và đội ngũ của chúng tôi… Phần lớn các cuộc gọi là về các vấn đề chính đáng cần giải quyết. Chẳng hạn, tại một dự án ở Ohio, nhóm của chúng tôi đã vô tình chặn lối vào một căn nhà, và cô con gái, cũng là người chăm sóc, không thể đến với bà mẹ. Cô ấy gọi cho tôi và chỉ trong vài phút, tôi đã cử người hộ tống người phụ nữ tới được chỗ mẹ. Những vấn đề cá nhân như vậy rõ ràng rất quan trọng."

Lời khuyên vàng cho những doanh nhân tham vọng

“Đầu tiên, hãy theo đuổi đam mê, đừng theo đuổi tiền bạc. Các doanh nhân thành công nhất thường bởi làm những gì họ yêu thích. Tôi đã từ bỏ việc kinh doanh thiết bị để làm một việc mà tôi tâm huyết mà không cần thu lại gì.

Kiến trúc, thiết kế cũng như giải quyết những vấn đề phức tạp nhất của khách hàng là thứ thúc đẩy tôi nỗ lực để đạt được thành công. Đó là những gì mỗi doanh nhân cần. Những người thành công không bao giờ biết hài lòng. Họ hiểu rằng ta luôn có thể trở nên tốt hơn, và phải tìm ra những bước đi mới và có tác động hơn trong cuộc sống.”

Thanh niên bỏ đại học, 25 tuổi khởi nghiệp trở thành ông trùm xây dựng của nước Mỹ: Thương vụ với người tốt có thể thất bại, nhưng không thể làm ăn tốt đẹp với người xấu - Ảnh 6.

Trái với hình ảnh tỉ phú là người di chuyển bằng chuyên cơ, có biệt thự sang trọng, du thuyền triệu đô, hàng loạt cấp dưới giám sát và chờ lệnh, Clark tự nhận mình vẫn chỉ là "một người lớn lên cạnh sân bay ở St. Louis trong một ngôi nhà rộng hơn 100m2”, “không thay đổi chút nào."

Ông sẵn sàng tiếp chuyện phóng viên và đưa ra những câu trả lời dài, sâu sắc, dù hoàn toàn có thể cử một trợ lí trả lời thay. Một lần nữa, ngoài những bài học về kinh doanh, Clark còn dạy ta thêm một điều: Đừng bao giờ đánh giá một tỷ phú bằng số tài sản người đó sở hữu.

Theo Entrepreneurshandbook

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại