Không giống như động đất, Nhật Bản đang gặp phải một thảm họa nhân khẩu học không báo trước. Dân số của Nhật Bản đang là 127 triệu và được dự đoán giảm xuống 90 triệu vào năm 2050.
Vào năm 1990, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với người già - trẻ em là 7-3. Vào năm 2050, tỷ lệ này sẽ là 1-1.
Dân số ngày càng già hóa, vậy các công ty tìm đâu ra những người lao động năng động?
Một nửa nhân tài ở Nhật Bản hiện nay là nữ. Ra khỏi căn bếp thì những tài năng này cũng gặp phải tình trạng thiếu việc làm.
Gần một nửa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Nhật là nữ. Tuy vậy, chỉ có 67% trong số họ có việc làm, mà đa phần là công việc bán thời gian hoặc liên quan đến phục vụ trà nước.
Số phụ nữ Nhật nghỉ việc tự nguyện cao hơn so với phụ nữ Mỹ, với tỷ lệ tương ứng là 74% và 31%.
Trong khi các phụ nữ phương Tây nghỉ việc để chăm sóc con cái thì phụ nữ Nhật nghỉ việc đa phần vì áp lực do không được ông chủ đánh giá cao.
Có đến 49% phụ nữ học vấn cao nghỉ việc vì họ cảm thấy công việc của mình bị trì trệ.
Môi trường làm việc ở Nhật không còn quá phân biệt giới tính như trước kia. Hầu hết công ty có quy định cấm phân biệt giới tính.
Nhưng phụ nữ có học vấn thường bị đẩy làm những việc không thể thăng tiến.
Những ông chủ kiểu cũ thường coi vai trò của họ là làm đẹp văn phòng cũng như các đối tác kết hôn tiềm năng cho nhân viên nam.
Và một ngày làm việc truyển thống gây khó khăn trong việc đón con giờ tan học.
Ngay cả khi luật của công ty cho phép thời gian làm việc linh hoạt, nhưng những người làm việc ở nhà được cho là thiếu liên kết với nhóm, không hoàn thành tốt công việc.
Nhân viên cần có mặt ở công ty trước 9h sáng.
Họ phải chịu áp lực ở lại muộn, dù cho họ có việc hay không. Gần 80% đàn ông Nhật Bản về nhà sau 7 giờ tối, nhiều người trong số đó gần như bắt buộc tham gia một số cuộc chè chén sau giờ làm.
Lương cơ bản ở mức thấp nên nhiều người cố gắng dành nhiều thời gian làm thêm giờ để chi trả các khoản sinh hoạt phí.
Bên cạnh đó, những người mẹ còn đi làm khó nhận được hỗ trợ từ chồng mình. Những người mẹ mất 4 tiếng mỗi ngày để chăm sóc con cái và làm việc nhà, gấp 8 lần chồng của họ.
Bởi vì luật nhập cư hạn chế, họ không thuê được giúp việc giá rẻ.
Điều đó cũng giải thích lý do phụ nữ Nhật rất khó khăn mới thăng tiến được trong sự nghiệp: chỉ 10% quản lý Nhật là phụ nữ, so với 46% ở Mỹ.
Các công ty Nhật rất cẩn thận trong việc tái chế giấy nhưng lại bất cẩn lãng phí tài năng nữ.
66% phụ nữ có học vấn cao ở Nhật nói rằng họ sẽ không nghỉ việc nếu chủ của họ sắp xếp công việc linh hoạt hơn. 77% phụ nữ nghỉ làm muốn tìm việc trở lại.
Nhưng chỉ 43% tìm được việc. Với những người làm việc trở lại thì 44% nhận mức lương thấp hơn trước khi họ nghỉ, 40% nhận vị trí công việc thấp hơn, ít trách nhiệm hơn.
Goldman Sachs ước tính nếu có thể sử dụng tốt hơn những người phụ nữ có học vấn của mình, Nhật Bản có thể mở rộng 15% nền kinh tế, tương đương 2 lần ngành công nghiệp xe hơi của đất nước này.
Các công ty nước ngoài thân thiện với phụ nữ hơn
Đối với phụ nữ Nhật, làm việc tại công ty nước ngoài là một lựa chọn không tồi. ⅔ phụ nữ Nhật trình độ đại học nhận thấy các công ty Âu Mỹ thân thiện với nữ giới hơn các công ty của Nhật.
Các công ty nước ngoài ở Nhật coi trọng những người phụ nữ giỏi giang và cảm thấy việc tuyển dụng họ là điều cần thiết.
Một phụ nữ chuyển việc từ một ngân hàng Nhật sang ngân hàng nước ngoài cảm thấy rất ngạc nhiên: “Phụ nữ ở đây có ý kiến riêng. Họ có thể cãi lại. Họ rất thẳng thắn.”
Các công ty Nhật cần phải học hỏi nhiều từ những gaijin (người ở ngoài, người ngoại quốc). IBM Nhật Bản khuyến khích khung thời gian linh hoạt.
BMKK, một công ty dược có chương rình thu hút phụ nữ quay trở lại làm việc sau chế độ thai sản. Vậy tại sao những công ty gốc Nhật không thể làm được điều này,
Có một vài nơi, như công ty mỹ phẩm Shiseido cũng đang cố gắng rất nhiều để cải thiện vấn đề này. Nhưng đây là vấn đề đòi hỏi sự thay đổi nhận thức lớn của các công ty địa phương.
Các công ty tận dụng tốt tài năng của phụ nữ thường là nơi phụ nữ có thể tìm thấy các nhà tài trợ. Như trường hợp của Eiko, cô cảm thấy áp lực từ các đồng nghiệp nam khi cô mang bầu.
Ông chủ sáng suốt của cô nhận ra rằng đây không phải là điều cô thực sự muốn. Ông gợi ý cô rời Tokyo và làm việc tại một chi nhánh khác với môi trường thân thiện hơn.
Eiko đã chuyển đến Hong Kong, nơi sự nghiêp của phụ nữ được coi trọng và chi phí thuê vú em không đắt đỏ.