"Thảm họa trên không" từng giết 12.000 người ở Anh giờ lại lơ lửng trên đầu người Hawaii

Hoa Hướng Dương |

Thảm họa từng giết chết hàng chục nghìn người dân thành phố London, Anh vào năm 1952, giờ đây có nguy cơ tái diễn ở đảo Hawaii của Mỹ.

Sau thảm họa núi lửa Kilauea kinh hoàng do động đất mạnh nhất trong 43 năm gần đây gây ra, người dân trên đảo Lớn (Big Island), Hawaii lại phải đối mặt với một thảm họa mới đáng sợ không kém từ khói mù núi lửa, vụ nổ hơi nước (steam-driven explosions) hay mưa axit.

Đó là những hệ lụy sau trận phun trào núi lửa mà Đài quan sát Núi lửa Hawaii của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) vào ngày 13/6 đã cảnh báo mọi người dân ở đây trong những tuần kế tiếp. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc và mối lo lắng của người dân vẫn còn đó.

Xem video:

Núi lửa ở Hawaii phun trào và chảy dung nham ra biển Thái Bình Dương. Nguồn: CBS News

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn sau thảm họa núi lửa

Những vụ nổ hơi nước do dòng nước ngầm gặp phải các dòng dung nham nóng chảy ở miệng núi lửa Kilauea sẽ tạo nên những cột hơi nước nóng nổ tung lên mặt đất vô cùng nguy hiểm.

Lực của sự va chạm này thậm chí mạnh tới mức những giọt nước cũng trở thảnh "đầu đạn xung kích" có kích thước như những viên đá cuội/sỏi nhưng có sức công phá khủng khiếp.

Những đám mây tro bụi cũng sẽ bay cao và lan tỏa, bao phủ trên một diện tích rộng hơn trong những tuần kế tiếp. Cố vấn của Đài quan sát nói: "Vào lúc này, chúng tôi cũng không thể nói chắc chắn khi nào vụ nổ này sẽ xảy ra, độ lớn có thể của nó hay nó sẽ kéo dài trong bao lâu".

Trong 30 ngày sau vụ nổ, chính phủ sẽ chi ra 2,9 triệu đô la Mỹ để bảo vệ người dân trên đảo khỏi những hệ quả mà trận phun trào gây nên.

Trước đó, cơ quan USGS cho biết vụ nổ phun trào dung nham ngay trên miệng núi lửa Kilauea tuần trước là kết quả của đá sụt lở chứ không hề có sự tương tác giữa dung nham và dòng nước ngầm.

Khí độc SO2 và mưa axit lơ lửng trên đầu người dân

Vụ nổ này đã tạo nên một miệng phun núi lửa mới trên mặt đất, cách đỉnh núi lửa khoảng 1,6 km về phía Đông, giải phóng dung nham và cả khí độc như sulfur dioxide (SO2) một cách từ từ vào khu đông dân cư trên đảo.

Cùng với gió thổi yếu nơi đây, khí độc sẽ cùng với độ ẩm không khí và bụi tạo nên một lớp sương mù gọi là sương mù núi lửa (volcanic smog hay "vog") chứa những giọt axit sulfuric nhỏ có thể gây ra các vấn đề hô hấp, US Geological Survey cảnh báo.

Tồi tệ hơn, dung nham từ núi lửa sau khi chảy vào hồ nước ngọt Green lớn nhất trên đảo làm đun nóng và bốc hơi sạch nước trong hồ sâu tới 61 m, nó còn tiếp tục chảy ra ra vịnh Kapoho thuộc bờ biển của Thái Bình Dương làm nước biển bốc hơi dữ dội.

Những cột khói chứa đầy hơi nước và khí gas do dung nham xung đột với nước biển có chiều cao từ 3.050 m đến 9.145 m tính từ mực nước biển, theo USGS.

Thảm họa trên không từng giết 12.000 người ở Anh giờ lại lơ lửng trên đầu người Hawaii - Ảnh 2.

Những đám khói mù do núi lửa gây nên có thể trở thành mưa axit nguy hiểm. Ảnh: Al Jazeera

Nhà khí tượng học Michael Guy của CNN cảnh báo những cơn mưa do các giọt axit sulfuric rơi xuống sẽ tạo nên những cơn mưa axit tồi tệ cho vấn đề sức khỏe của con người.

"Sự tập trung khí SO2 cao trong không khí cũng từng giết chết hàng ngàn người ở London, Anh vào tháng 12 năm 1952" nhà khí tượng học Faith Eherts cho hay. Đây là vụ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất lịch sử nước Anh.

Kết quả nghiên cứu được công bố năm 2004 có tựa đề "A Retrospective Assessment of Mortality from the London Smog Episode of 1952: The Role of Influenza and Pollution" còn chỉ ra con số tử vong do thảm họa này là khoảng 12.000 người! - nguồn The Verge.

Với mật độ sương mù núi lửa tập trung cao sẽ gây ra triệu chứng đau đầu, ngứa rát da, khó thở, các vấn đề về mắt và hệ hô hấp do hít thở luồng không khí độc hại, đại học Hawaii, Hilo cảnh báo.

Nhà khí tượng học của Đại học Hawaii là Steven Businger còn nói trên CNN affiliate Hawaii News Now: "Ở nơi đâu có sương mù núi lửa, chúng ta sẽ có mưa axit, nếu trời mưa".

"Vì kích thước của chúng rất nhỏ, các phân tử sol khí có trong đám sương mù do núi lửa tạo nên có thể tham nhập sâu bên trong phổi của con người và nằm lại đó" đại diện cơ quan USGS cho hay.

Những người có bệnh hô hấp như hen suyễn, người già và trẻ em sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do mối nguy hại này gây ra.

Thảm họa trên không từng giết 12.000 người ở Anh giờ lại lơ lửng trên đầu người Hawaii - Ảnh 3.

Tổ chức Quân đội First Lt. Aaron Hew Len của Mỹ đang đo lượng khí SO2 tại Leilani Estates vào hôm thứ ba.

Bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mưa axit còn có tính chất ăn mòn tương tự như dung dịch axit trong ắc quy, pin, chúng sẽ phá hủy cả kim loại như xe ô tô, mái nhà, dụng cụ nông trại hay các công trình đến thực vật, cây cối cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tệ hơn, thói quen sử dụng hệ thống hứng nước mưa (rainwater-catchment system) ở mái nhà cũng sẽ gây ra các tác hại tới sức khỏe do axit ăn mòn kim loại trên mái nhà hay ống nước và làm ô nhiễm nước, USGS cảnh báo.

Thảm họa trên không từng giết 12.000 người ở Anh giờ lại lơ lửng trên đầu người Hawaii - Ảnh 4.

Greg Johnson, 67 tuổi (bên phải) và con trai Braha, 39 tuổi trên nông trại cách 3,2 km từ "vùng chết", mưa axit có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và cả cây trồng trong nông trại. Ảnh: Dailymail

"Năm 1988, việc kiểm tra phóng xạ từ nguồn cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình cho thấy có tới 40% gia đình ở quận Kona đều bị nhiễm bẩn chì do mưa axit gây ra, xét nghiệm máu của những người trong các hộ này còn cho thấy mức độ nhiễm chì cao" USGS cho hay.

Việc đi lại dưới mưa axit hay bơi trong các hồ nước nhiễm mưa axit thậm chí không nguy hiểm nhiều, nhưng mối lo ngại lớn nhất lại tới từ những hệ quả gián tiếp mà mưa axit gây ra cho sức khỏe của người dân.

Bài viết được dịch từ các nguồn: CNN, Dailymail, Express, Usatoday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại