Từ cuối tháng 12 năm ngoái, độ tập trung của các hạt mịn độc hại có tên PM2.5 đã gia tăng và từ đó vẫn nằm trên ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 50 microgram/ mét khối.
Các quan chức cho biết, ô nhiễm đã vượt qua mức chấp nhận được tại 39 khu vực khác nhau.
Băng Cốc chìm trong sương mù ô nhiễm nhiều ngày qua.
Với tình trạng này còn tiếp diễn, thủ đô Thái Lan có thể bị thiệt hại về vật chất lên tới hơn 10 triệu đô.
Song chưa cần nói đến mặt của cải; đến nay, nhiều người dân và vật nuôi đã bị ảnh hưởng: Liên tục ho hoặc hắt xì ra máu.
Khủng hoảng sương mù vẫn đang tiếp diễn.
Một người dân Băng Cốc bị xuất huyết mắt vì làn sương mù ô nhiễm.
Một nhân viên công sở, Nutthawut Sirichainarumit, mới đây đã chia sẻ bức ảnh chụp tờ giấy vệ sinh đầy máu me trên tay cô.
"Tôi chưa từng ho ra máu như thế này bao giờ. Tôi nghĩ làn sương mù bụi bặm mấy ngày qua đã là thủ phạm." - cô Nutthawut chia sẻ.
Cô Nutthawut liên tục ho ra máu.
Không chỉ người, cả động vật cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng độc tố trong không khí.
Khi con thỏ của một người dân Băng Cốc được đưa tới viện thú y, các bác sĩ cũng đã chẩn đoán được rằng nó bị dị ứng bụi từ làn sương mù ô nhiễm.
Không chỉ người, ngay cả động vật cũng chịu ảnh hưởng của sương mù.
Nhiều người đã nhập viện trong tình trạng nhiễm độc nặng.
Thống đốc Aswin Kwanmuang cảnh báo rằng "đến trẻ em cũng có thể bị tổn hại".
Theo Daily Mail