Hình ảnh về Vũ khí vượt siêu thanh tầm xa (LRHW) được Mỹ giới thiệu. Nguồn: Sina.
Theo báo cáo của Breaking Defense/Mỹ, sau nhiều năm im lặng, lần đầu tiên Lục quân Mỹ đã tiết lộ tầm bắn của các loại Vũ khí vượt siêu thanh tầm xa (LRHW), với tầm bắn tối thiểu là 2.775 km.
Theo báo cáo, con số này có nghĩa là nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, Lục quân Mỹ đóng tại Guam hoàn toàn có khả năng phóng hàng loạt tên lửa vào lãnh thổ Trung Quốc, khoảng cách từ Guam đến bờ biển Trung Quốc chỉ khoảng 2.500 km.
Một người phát ngôn của Lục quân Mỹ xác nhận rằng tầm bắn của LRHW là "xa hơn 2.775 km." Hiện tại, tên lửa đạn đạo tầm ngắn của "Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân" trong biên chế của Lục quân Mỹ chỉ có thể đạt tầm bắn 300 km.
Nhiều đánh giá cho rằng, nhiều năm qua Lục quân Mỹ đã cố dấu các thông tin về tên lửa vượt siêu thanh tầm xa và không công bố bất kỳ một động thái nào liên quan đến LRHW.
Đây là lần đầu tiên các quan chức Lục quân Mỹ cung cấp dữ liệu liên quan về LRHW, điều này cho thấy LRHW của Lục quân Mỹ đã đạt được những bước tiến mới quan trọng.
Theo Breaking Defense, những vũ khí như vậy được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở Nga và Trung Quốc, sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với các nước này. Tên lửa cũng có thể triển khai ở châu Âu.
Năm 2019, Quân đội Mỹ cũng đã ký hợp đồng trị giá 347 triệu USD với nhà thầu Lockheed Martin để chế tạo phiên bản thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này. Giá trị hợp đồng được Lockheed Martin tiết lộ sau đó lên tới 352 triệu USD - đây là một số tiền rất lớn so với việc chế tạo một mẫu thử.
Đến tháng 8/2020, quân đội Mỹ đã lần đầu tiên tiết lộ về việc phóng, quá trình bay và tiêu diệt mục tiêu của tên lửa với block siêu âm Common Hypersonic Glide Body (C-HGB) trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Theo dữ liệu mở, block kết cấu hai trục C-HGB sẽ được sử dụng trên tên lửa siêu thanh LRHW đầy hứa hẹn của Lục quân, CPS của Hải quân và Hypersonic Conventional Strike Weapon (HCSW) của Không quân Mỹ.
Với hai loại tên lửa đầu tiên, sử dụng cơ cấu tăng tốc tầm trung All-Up Round (AUR) nhiên liệu rắn. Tại Mỹ, người ta cho rằng C-HGB có khả năng cơ động với tốc độ hơn 6100 km/h theo quỹ đạo không thể đoán trước đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Hình ảnh về Vũ khí vượt siêu thanh tầm xa (LRHW) được Mỹ giới thiệu. Nguồn: Sina.
Một tổ hợp hoàn chính của LRHW bao gồm 4 hệ thống gồm xe mang phóng rên lửa, xe radar, xe chỉ huy và xe tiếp đạn. Mỗi xe mang phóng tên lửa được triển khai 2 quả đạn LRHW có thể triển khai chiến đấu trong thời gian rất ngắn.
Tổ hợp sẽ được lắp trên khung gầm xe bánh lốp- tương tự như khung gầm của tổ hợp tên lửa phòng không Patriot. Xe chiến đấu sẽ có hai container vận chuyển- phóng cùng tên lửa AUR mang phần chiến đấu C-HGB.
Sau khi phóng, khi tốc độ tên lửa đạt Mach 8 cho đến Mach 10, khối tác chiến sẽ tách khỏi tên lửa, bắt đầu vừa bay vừa cơ động để tránh phòng thủ đối phương và tấn công chính xác mục tiêu.
Theo các chuyên gia, cự ly bay của C-HGB, nếu tính đến cả tầm bắn của tên lửa, có thể đạt tới 4.000-5.000 km.
Với tốc độ đạt được, LRHW bay nhanh hơn tên lửa Zircon và tương đương với tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal ("dao găm") của Nga và vượt trội về tầm bắn.
Tên lửa vượt siêu thanh là loại tên lửa này sử dụng tốc độ siêu nhanh của mình để vượt qua hệ thống phòng không đánh chặn của đối phương.
Trong một vài trường hợp, tên lửa siêu siêu thanh thậm chí vừa bay nhanh, vừa cơ động với quỹ đạo khó đoán khiến hệ thống đánh chặn gần như bất lực.
Trong khi Trung Quốc và Nga đã từng tung ra khá nhiều mẫu thử của loại vũ khí này trong quá khứ thì Mỹ dường như đã bị bỏ tụt lại phía sau. Tới tận thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của LRHW mới giúp Lầu Năm Góc trở lại cuộc đua siêu vũ khí này.