Tên lửa siêu thanh: Vì sao Mỹ sợ Nga hơn Trung Quốc?

Tuy Trung Quốc cũng đã thử thành công tên lửa siêu thanh Wu-14, nhưng việc Nga thử thành công Yu-71 mới là điều khiến Mỹ ăn ngồi không yên.

Mỹ đứng ngồi không yên trước tên lửa siêu thanh Nga

Ngày 6-5, Tờ “Hải đăng Tự do Washington” (Washington Free Beaсon) cho biết, tuy Trung Quốc cũng đã thử thành công thiết bị bay siêu thanh Wu-14 (vận tốc Mach 10) nhưng việc Nga thử thành công tên lửa siêu thanh mới Yu-71 (kế hoạch 4202) mới khiến Mỹ phải lo lắng và tìm cách đối phó.

Tờ báo này cho biết, Quốc hội Mỹ đã thông qua sửa đổi luật về chi ngân sách cho quốc phòng để chương trình chống nguy cơ đe dọa ngày càng tăng của tên lửa siêu thanh, trong đó mối đe dọa từ Nga là chủ yếu, buộc Mỹ phải bỏ tiền chế tạo vũ khí laser, nhằm nâng cao khả năng đánh chặn.

Washington đã quyết định thực hiện bước này sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin, Nga có kế hoạch thử nghiệm tên lửa siêu thanh Yu-71 - một sản phẩm của Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения).

Theo Washington Free Beaсon, trong tháng 4 vừa qua, Moscow đã thử nghiệm Yu-71 thành công trên tên lửa đạn đạo UR-100N (RS-18B - NATO gọi là SS-19 Stiletto), trong khuôn khổ kế hoạch phát triển vũ khí siêu thanh mang mật danh 4202.

Truyền thông thế giới cho biết, từ năm 2012 đến nay, Nga cũng đã liên tiếp thử nghiệm thành công kỹ thuật điều khiển thiết bị bay siêu thanh tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan. Tuy nhiên, những vụ thử nghiệm này đa số không được công khai, cho đến khi Yu-71 chính thức lộ diện.

Theo người đứng đầu Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ là ông James Sayring, quốc hội nước này dự định chi 23 triệu USD cho kế hoạch phát triển vũ khí laser, nhằm bảo vệ đất nước khỏi các phương tiện tấn công nhanh toàn cầu, có thể gắn trên các tên lửa đạn đạo này.

Các vũ khí laser của Mỹ có thể đặt đưới mặt đất, trên các tàu chiến mặt nước hoặc trên các trạm vũ trụ hay được mang bởi các phương tiện bay trong không gian. Tuy nhiên, ông Sayring thừa nhận, thử nghiệm vũ khí mới sẽ được tổ chức không sớm hơn năm 2021.

Vì sao Trung Quốc cũng thử thành công vũ khí siêu thanh mà Mỹ lại không hề lo lắng như đối với Nga? Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:


Trước khi sụp đổ, Liên Xô đã chế tạo thành công vũ khí siêu thanh (2 ảnh nhỏ phía dưới là tên lửa X-80 Meteorit và tên lửa Kholod).

Trước khi sụp đổ, Liên Xô đã chế tạo thành công vũ khí siêu thanh (2 ảnh nhỏ phía dưới là tên lửa X-80 Meteorit và tên lửa Kholod).

Nga kế thừa nền tảng vũ khí siêu thanh của Liên Xô

Sở dĩ Mỹ không lo ngại Bắc Kinh với Wu-14 mà lo lắng thực sự trước việc Moscow thử thành công vũ khí siêu thanh Yu-71 là do bởi Moscow được kế thừa nền tảng công nghệ và kinh nghiệm chế tạo tên lửa siêu thanh phong phú của Liên Xô.

Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã chế tạo thành công các đầu đạn siêu thanh cho tên lửa đạn đạo liên lục địa và làm chủ công nghệ siêu đẳng, điều khiển hàng chục đầu đạn phân hướng (MIRV), điều mà bây giờ Trung Quốc vẫn chưa làm nổi.

Ví dụ như Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения) đã chế tạo tên lửa X-80 Meteorit (Kh-80 hoặc AS-X-19 - NATO gọi là SS-N-24 Scorpion), sau đó lại tiếp tục chế tạo loại tên lửa siêu thanh mang mật danh 4202 (chính là kế hoạch phát triển Yu-71 hiện nay).

NPO Mashinostroyenia còn là một trong 2 thành viên (đại diện phía Nga) của công ty BrahMos Aerospace (liên doanh Nga - Ấn thành lập năm 1998 tại New Dehli). NPO cũng chính là cha đẻ của loại tên lửa siêu thanh BrahMos II nổi tiếng của Ấn Độ với vận tốc lên tới Mach 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại