Một tàu vũ trụ của Trung Quốc đã thành công khi đến được sao Hỏa trong sứ mệnh thu thập thông tin và tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.
Tàu thăm dò Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) đã đi vào quỹ đạo hành tinh đỏ trong tuần này, đánh dấu mốc trở thành một trong ba sứ mệnh đến sao Hỏa từ các quốc gia khác nhau trong tháng này.
Chiếc tàu xuất hiện một ngày sau thành công đi vào quỹ đạo sao Hoả của tàu vũ trụ - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và đến trước sự xuất hiện của tàu thăm dò Perseverance của NASA vào ngày 18 tháng 2.
Tàu vũ trụ Trung Quốc đến sao Hỏa tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Tàu thăm dò Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) từng thất bại trong lần tiếp cận sao Hoả vào năm 2011, nhưng sau 10 năm, đây là lần đầu tiên tàu vũ trụ Trung Quốc xuất hiện trên hành tinh đỏ.
Tianwen-1 sẽ tiếp tục hoạt động trong một vài tháng, cho phép nó thu thập, gửi ảnh và đánh giá mức độ an toàn về những địa điểm hạ cánh xác định.
Khi đến đó, người thám hiểm dự kiến sẽ dành khoảng ba tháng để thu thập thông tin về nước cũng như tìm kiếm các dấu hiệu về sự sống người ngoài hành tinh cổ đại.
Được biết, tàu thám hiểm của Trung Quốc có trang bị camera, radar xuyên đất, máy dò từ trường, thiết bị đo thời tiết và công cụ đo thành phần hóa học bụi và đá, tàu quỹ đạo có mang theo các thiết bị khoa học riêng để khảo sát sao Hỏa khi tiếp cận quỹ đạo.
Các nhà nghiên cứu đã lắp đặt cho phép tàu sẽ sử dụng dù tên lửa bắn ngược và túi khí để hỗ trợ hạ cánh xuống địa điểm đã xác định trước. Địa điểm này cũng là nơi tàu đổ bộ Viking 2 của Mỹ tiếp cận vào năm 1976.
Mặc dù dự kiến robot thám hiểm chạy bằng năng lượng mặt trời chỉ hoạt động trong ba tháng, nhưng tàu vũ trụ dự kiến sẽ hoạt động trong hai năm.
Tàu Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) phóng vào vũ trụ ngày 23/7/2020, đánh dấu một bước đột phá trong chương trình thám hiểm các hành tinh của Trung Quốc. Con tàu rời khỏi Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương, nằm ở Văn Xương, trên đảo Hải Nam.
Nhiệm vụ của tàu là bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa, mang theo một tàu đổ bộ và một robot tự hành với tổng trọng lượng khoảng 5 tấn để nghiên cứu điều kiện trên Hành tinh Đỏ.
Được biết, tên gọi cùa tảu Tianwen, là tiêu đề của một bài thơ cổ, và có nghĩa là 'Truy tìm chân lý thiên đường'.