Trung Quốc "đánh chiếm" Lục địa Đen khiến Nga, Mỹ bất ngờ

N. Tuấn Sơn |

Những báo cáo mới nhất cho thấy vũ khí Trung Quốc xuất khẩu đang lấy được đà "vọt tiến" nhanh chóng ở châu Phi.

Vũ khí Trung Quốc tăng tốc ở châu Phi

Vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc tới châu Phi đang có xu hướng tăng nhanh, theo quan chức Trung Quốc và các quốc gia châu Phi chia sẻ tại Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Châu Phi - Trung Quốc diễn ra từ 26/06 tới 10/07/2018.

Việc thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti của Trung Quốc cũng như tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình đã giúp thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng của Bắc Kinh với lục địa này, thêm vào đó mối quan hệ kinh tế mạnh đã được củng cố liên tục trong vòng 2 thập kỷ qua.

Trong giai đoạn từ 2013 tới 2017, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tới châu Phi đã tăng 55% so với giai đoạn 5 năm trước đó (2008-2012), theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Thật ngạc nhiên là sự tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh kim ngạch nhập khẩu vũ khí từ châu Phi lại giảm tới 22% trong cùng kỳ. Tỷ trọng vũ khí Trung Quốc đã tăng gần gấp 2 lần, từ 8,6% lên mức 17% tổng giá trị thị trường vũ khí ở lục địa này. Cả phía Trung Quốc lẫn các quốc gia Châu Phi đều cùng nhau cam kết tăng thị phần.

Ở chiều ngược lại, trong cùng kỳ, vũ khí xuất khẩu của Nga đã giảm 32% và hiện chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 39% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Phi. Mỹ cũng chỉ giữ được 11% thị phần vũ khí ở đây mà thôi.

Trung Quốc đánh chiếm Lục địa Đen khiến Nga, Mỹ bất ngờ - Ảnh 1.

Tiêm kích JF-17 do Trung Quốc chế tạo.

Theo dữ liệu của UNROCA (Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên Hợp quốc) thì số lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc tới châu Phi qua từng năm như sau:

Năm 2013, Trung Quốc đã xuất khẩu tới các quốc gia châu Phi:

- Xe tăng chiến đấu chủ lực: 30 chiếc tới CH Chad, 24 chiếc tới Tanzania;

- Xe chiến đấu bọc thép: 11 chiếc tới Cameroon, 28 chiếc tới Ghana;

- Các hệ thống pháo cỡ lớn: 12 hệ thống tới Cameroon, 12 hệ thống tới Tanzania;

Năm 2014:

- Xe chiến đấu bọc thép: 12 chiếc tới Mozambique, để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế;

- Tàu chiến: 1 tàu tới Nigeria;

- Tên lửa: 100 hệ thống tên lửa có điều khiển tới Nam Sudan (theo số liệu của SCMP, không phải của UNROCA)

Năm 2015:

- Xe chiến đấu bọc thép: 106 xe tới Kenya, 3 xe Sierra Leone;

- Các hệ thống pháo cỡ lớn: 2 hệ thống tới Chad, 50 hệ thống tới Nigeria;

Năm 2016:

- Xe chiến đấu bọc thép: 12 xe tới Mozambique, 7 xe tới Sierra Leone;

- Các hệ thống pháo cỡ lớn: 12 hệ thống tới Senegal;

- Máy bay chiến đấu: 6 chiếc tới Zambia (không phải UAV);

- Tàu chiến: 1 chiếc tới Nigeria;

- Hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) – 100 tổ hợp tới Ghana;

Năm 2017:

- Xe chiến đấu bọc thép: 3 xe tới Mali, 20 xe tới Nigeria, 12 xe tới Somalia, 12 xe tới Tanzania;

- Các hệ thống pháo cỡ lớn: 15 hệ thống tới Senegal;

- Tên lửa và bệ phóng tên lửa: 8 tới Namibia.

Trung Quốc đánh chiếm Lục địa Đen khiến Nga, Mỹ bất ngờ - Ảnh 2.

Xe tăng VT-4 do Trung Quốc chế tạo.

Những sản phẩm bán chạy nhất

Sản phẩm xe tăng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc hiện nay là loại VT4, được thiết kế và sản xuất chỉ để dành cho xuất khẩu của Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (Norinco).

Đây là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 với pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa có điều khiển. Một ụ súng điều khiển tự động đặt trên tháp pháo trang bị súng đại liên 12,7mm.

Vào năm 2017, Norinco đã mở rộng danh mục xuất khẩu xe tăng của họ với sản phẩm xe bọc thép GL-5. Dòng xe này có 4 hệ thống cảm biến và các khối đạn đánh chặn gắn liền với tháp pháo, đảm bảo khả năng phòng hộ 360 độ cho xe.

Pháo chống tăng bánh lốp 4 cầu chủ động (8x8) ST1 cũng là một sản phẩm bán chạy của vũ khí xuất khẩu Trung Quốc.

Trung Quốc đánh chiếm Lục địa Đen khiến Nga, Mỹ bất ngờ - Ảnh 3.

Xe tăng VT-4 do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Lục quân Thái Lan.

Về máy bay chiến đấu, tiêm kích JF-17 được thiết kế phục vụ cho xuất khẩu cũng đang tích cực tìm kiếm khách hàng. Dòng chiến đấu cơ này có thể mang được tên lửa không đối không, không đối đất và được lắp 1 đồng cơ Guizhou WS-13 hoặc tùy chọn 1 động cơ Klimov RD-93 của Nga, tốc độ tối đa đạt 1,6 Mach.

Số lượng máy bay không người lái (UAV) xuất khẩu của Trung Quốc hiện không rõ, tuy nhiên, nước này tuyên bố sẽ chiếm lĩnh và không chế thị trường UAV ở Lục địa Đen.

Về hệ thống tên lửa, hệ thống tên lửa chống tăng Red Arrow 9 và hệ thống đạn pháo có điều khiển với đầu dò hồng ngoại GP6 cỡ 155mm là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Norinco. Red Arrow được đánh giá là hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ 3 khá tiên tiến với tầm bắn tối đa đạt 5,5km.

Các báo cáo gần đây cho hay các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đã được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Congo và Sudan.

Nỗ lực nhằm tăng cường sự ảnh hưởng tới Lục địa Đen đang ngày càng được chú trọng. Theo UNROCA, ngoài các quốc gia ở Lục địa Đen, Trung Quốc cũng có một số khách hàng ruột, thường mua lượng lớn vũ khí là Bangladesh, Pakistan và Thái Lan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại