Tàu ngầm Liên Xô ngoạn mục chạy thoát "cũi nhốt cá mập" của Hải quân Mỹ: Suýt bị bắt sống!

Hoàng Anh |

Các kỹ thuật viên thủy âm bật máy phát đến công suất cực hạn, đã làm mù màn hình của các địch thủ trên khu trục hạm Mỹ. Họ đã thoát đi, vượt ra khỏi chiếc "cũi nhốt cá mập".

LTS: Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 suýt chút nữa đã đẩy thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt. Thật may là điều tồi tệ nhất đã không xảy ra. Các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đã giữ được "những cái đầu lạnh".

Tuy nhiên, có rất nhiều bí mật mãi tới gần đây mới dần dần được hé lộ. Qua hồi ký mang tên "Những người khuấy động biển sâu" của Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin, chúng ta phần nào sẽ hiểu được tình hình lúc đó căng thẳng đến mức nào. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Kỳ 1: Tàu ngầm Liên Xô và 4 phong bì tuyệt mật - Mệnh lệnh khủng khiếp

Kỳ 2: Tàu ngầm Liên Xô quyết đấu nghẹt thở với hải quân Mỹ trên biển Caribe: Cận kề cái chết

Cuộc săn lùng tổng lực

"Chỉ cái chết mới có thể dừng chúng tôi lại!" Không có thiên hướng thống thiết và xúc cảm, nhưng Agafonov đã thốt lên những lời ấy trong nhật ký của ông về cuộc hành quân "theo kế hoạch Kama" một cách thật đơn giản và bình dị, khi nhận xét về dự trữ nhiên liệu hay nhiệt độ nước biển bên ngoài thân tàu ngầm. Những lời đó vang lên còn thuyết phục hơn nữa…

Vài ngày sau đến lượt B-36, do người thủy thủ tầu ngầm dạn dầy - Trung tá hải quân Aleksey Dubivko, - chỉ huy, chia sẻ số phận con tàu của Shumkov. B-36 có thể nói đã gần như đột phá vào biển Caribbean.

Tàu ngầm đã tiến vào eo biển Kaykos – những cổng chủ chốt trong dãy đảo Bahamas phân chia biển Sargasso và biển Caribbean. Tuy nhiên một mệnh lệnh bất ngờ của Bộ Tổng tham mưu Hải quân buộc nó rời khỏi eo biển mà chiếm lĩnh vị trí cách xa nơi đó.

Cho đến bây giờ đó vẫn là mệnh lệnh mà Dubivko không hiểu nổi, mệnh lệnh làm cho "ba mươi sáu" phải chịu nỗi nhục nhã khi nổi lên bắt buộc. Mọi chuyện xảy ra giống như đã xảy ra với tàu ngầm của Shumkov. Sau cuộc đấu sinh tử hai ngày đêm với các tàu săn lùng, hút hết ắc quy đến "trơ nước", B-36 nổi lên trước nỗi vui mừng của đối thủ.

"Cần giúp gì không?" – tàu khu trục kỳ hạm "Charles P. Cecil" đánh tín hiệu pháo sáng, trong khi vẫn không quay nòng đại bác đi mà chĩa thẳng vào tàu ngầm.

- Đúng là chó sói biết thương ngựa cái tơ! – Dubivko nhếch mép cười, và lệnh đánh tín hiệu đáp trả: "Cảm ơn. Tôi không cần giúp đỡ. Xin đừng cản trở tôi hoạt động".

Nhưng chính vì thế mà các khu trục hạm Mỹ lập tức kéo đến vây xung quanh chiếc "Foxtrot" vừa nổi lên. Chính vì thế mà lờ mờ hiện ra cách đó không xa chiếc tàu sân bay lừ lừ như một núi băng trôi bằng thép, từ đó cứ chốc chốc những chiếc trực thăng cất cánh bay lên để kèm cặp chiếc tàu ngầm Nga từ không trung.

Tàu ngầm Liên Xô ngoạn mục chạy thoát cũi nhốt cá mập của Hải quân Mỹ: Suýt bị bắt sống! - Ảnh 1.

Thuyền trưởng B-36, thiếu tá hải quân Aleksey Dubivko.

Lý do của sự chăm sóc siêu chặt chẽ như vậy sớm được làm sáng tỏ - trinh sát viên vô tuyến mang băng giấy mẫu chứa bức điện đánh chặn được đã giải mã đến cho thuyền trưởng. Đó là mệnh lệnh do đích thân Tổng thống Kennedy gửi người chỉ huy nhóm tàu ​​sân bay săn tìm: "Giữ các tàu ngầm Nga nổi lên bằng tất cả các lực lượng và phương tiện".

Trong khi đó, cả ba động cơ diesel hút gần cạn điện năng của các ắc quy ở chế độ xả. Nhiệt độ bản cực cao bất thường - 65 °! – đã kéo giãn nó và nguyên nhân còn là cả một quá trình sử dụng kéo dài liên tục.

Cú chạy thoát ngoạn mục

Trong rủi có may: người ta có thời gian sửa chữa những thứ không thể sửa chữa khi ở dưới mặt nước, và quan trọng nhất - để tính kế cơ động thoát ra.

Sau cuộc họp "hội đồng ở Fili" (hội đồng sĩ quan), tổ chức tại phòng sinh hoạt chung của sĩ quan, trung tá hải quân Dubivko, người đàn ông bẩm sinh thông minh, đã đích thân thảo kế hoạch hành động chung cuộc.

Vai trò chính được giao cho đội thủy âm. Vào đúng thời điểm, chỉnh đến tần số phát của "Charles P. Cecil", họ phải bóp nghẹt kênh tiếp nhận của sonar khu trục hạm bằng các xung sonar riêng của mình. Và trong lúc đó, sau khi quay mũi tàu ngầm về hướng Cuba, Dubivko chờ đợi.

Ông chờ đợi đội khu trục hộ tống thay phiên trực kế tiếp. Khi cặp "Sea King" trực chiến - "Vua Biển" - bay đi để tiếp nhiên liệu trên tàu sân bay, còn biên đội thay thế vẫn đang quay cánh quạt trên boong, Dubivko ra lệnh "lặn khẩn cấp".

Tàu ngầm Liên Xô ngoạn mục chạy thoát cũi nhốt cá mập của Hải quân Mỹ: Suýt bị bắt sống! - Ảnh 2.

Máy bay P-5M thuộc phi đoàn tuần biển VP-45 cùng USS "Charles P. Cecil" (DD-833) của Hải quân Mỹ và một tàu ngầm Nga ("B-36" đề án 641) trong "Khủng hoảng tên lửa Cuba" tháng 10 năm 1962.

Chưa bao giờ tàu ngầm lặn quá nhanh như vậy. Sau vài giây đã tính để chìm xuống độ sâu cần thiết trong lòng biển, Dubivko đột ngột đổi hướng và lặn xuống dưới đáy tàu khu trục kỳ hạm. rồi bổ nhào xuống hai trăm mét nước và làm nửa vòng quay tròn ở tốc độ cao nhất, chuyển về hướng ngược lại – hướng đi khỏi Cuba.

Trong khi đó, các kỹ thuật viên thủy âm, sau khi bật máy phát đến công suất cực hạn, đã làm mù màn hình của các địch thủ-đồng nghiệp của mình trên khu trục hạm. Họ đã thoát đi một cách ngoạn mục như thế, vượt ra khỏi chiếc "cũi nhốt cá mập".

- Này, bây giờ Kennedy sẽ quất cho họ một mẻ ra trò đấy! - Trong các khoang mọi người hân hoan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại