Tàu ngầm của Đức. (Ảnh: TASS)
Cụ thể, Berlin bắt đầu hợp tác với công ty Transas của Nga vào năm 2005. Khoảng 100 tàu ngầm được trang bị hệ thống định vị của Nga dưới thời Thủ tướng Đức Gerhard Schroder. Sau đó, Đức chọn hệ thống Transas Navi-Sailor 4000 cho các tàu ngầm U 35 hiện đại đã hoạt động từ năm 2015 và tàu ngầm U36 đi vào hoạt động từ năm 2016.
Được biết, Transas được thành lập tại Saint Petersburg vào năm 1990 và hoạt động trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự. Theo Bild am Sonntag, vào năm 2018 công ty đã được mua bởi công ty Phần Lan Wartsila, nhưng bộ phận xử lý thiết bị quân sự vẫn thuộc về Nga.
Vậy câu hỏi đặt ra liệu các thiết bị của Transas có thể gây ra mối đe dọa đối với tàu ngầm Đức hay không, Bộ Quốc phòng Đức trả lời rằng: “Chính phủ đang rất nỗ lực để đảm bảo an ninh cho các tài sản công nghệ thông tin, mạng và tiền điện tử thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng”.
Transas là một xí nghiệp độc nhất vô nhị, nó được thành lập trong những năm 90 của thế kỷ XX, chính là công ty tiên phong trong việc giới thiệu hệ thống bản đồ điện tử. Hiện nay công ty phục vụ hơn 30% đơn đặt hàng trong thị trường toàn cầu.
Hiệu suất công việc vượt trội được đảm bảo bằng việc kết hợp hoàn hảo giữa đổi mới công nghệ với việc phục vụ khách hàng khéo léo, cả ở Nga và ở nước ngoài. Vào năm 1997, hệ thống định vị của Nga đã được lắp đặt trên các tàu tuần tra của Thụy Điển (dự án Combat Boat-90).
Vào năm 1998, công ty đã được trao bằng tốt nghiệp danh dự Lloyds List “Vì những đóng góp nổi bật và liên tục trong việc đào tạo thuyền viên”.
Trong những năm qua, nhiều dự án của Transas đã được thực hiện thành công tại Hàn Quốc và Vương quốc Anh, Pháp và Iceland, Australia và New Zealand, Bulgaria, Trung Quốc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ở các nước khác.
Điều đáng chú ý là Transas đã được chọn là nhà cung cấp các thiết bị dẫn đường phiên bản mới nhất cho Học viện Hải quân Đức và cho Trung tâm đào tạo ở cực bắc thế giới tại Maloy (Na Uy).
Trước đó, hôm 7/3, Bộ Quốc phòng Đức đã nêu đích danh những thiếu sót của lực lượng vũ trang Nga. Theo phía Đức, trong số đó là tình trạng thiếu máy bay không người lái (UAV) và hạn chế về năng lực trên biển.