Bên cạnh đó, trang Naval News cho biết hải quân Mỹ cũng triển khai các tàu tấn công USS Gabrielle Giffords (LCS-10), USS Montgomery (LCS-8) và USNS Cesar Chavez (T-AKE-14) để thể hiện sự quan tâm đến tranh chấp trong khu vực.
Kể từ tháng 10-2019, tàu USS Gabrielle Giffords được trang bị tên lửa tấn công hải quân tầm xa (tầm bắn 185 km) gắn phía sau khẩu pháo Bofors nòng 57 mm.
Trong bối cảnh hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Nimitz - USS Ronald Reagan (CVN-76) và USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - tạm thời không có mặt ở Thái Bình Dương do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các tàu chiến kể trên của Mỹ được đánh giá là "nhỏ nhưng có võ".
Tàu USS America. Ảnh: U.S. Navy
Mặc dù các tàu tấn công trực thăng đổ bộ của Mỹ không trang bị nhiều tính năng đặc biệt nhưng khả năng của chúng vẫn đáng gờm, đặc biệt là khi được hộ tống bởi các tàu ngầm hạt nhân hoặc nằm trong nhóm hộ tống tuần dương hạm, khu trục hạm tích hợp hệ thống AEGIS.
Trong bức ảnh hôm 18-4, tàu USS America chở 12 máy bay MV-22B, 6 máy bay F-35B, 4 trực thăng CH-53K, 7 trực thăng AH-1Z/UH-1Y và 2 phương tiện cứu hộ MH-60S. Nếu không chở các phi đội trực thăng tấn công AH-1Z, vận tải CH-53 và "trục xoay" V-22, nó có thể mang đến 20-24 chiến đấu cơ F-35B cùng 2 chiếc MH-60.
Mỗi chiếc F-35B trên tàu USS America có thể hoạt động với 2 chế độ: "Tàng hình" và "Quái thú". Chế độ "Tàng hình" phát huy tác dụng mạnh trong các nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển, truyền thông, mạng, tình báo, giám sát và trinh sát. Lúc đó, máy bay chỉ trang bị 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 (AMRAAM).
Còn trong chế độ "Quái thú" , F-35B mang theo 14 tên lửa AIM-120, 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder. Để so sánh, nếu 6 chiếc F-35B của tàu USS America được chuyển thành chế độ "Quái thú", số tên lửa phòng không khả dụng so với chế độ "Tàng hình" sẽ gấp hơn 2,5 lần, đem lại khả năng áp đảo khi chiến đấu.
Tàu USS America có thể mang đến 20-24 chiến đấu cơ F-35B cùng 2 chiếc MH-60. Ảnh: U.S. Navy
Hai chiến đấu cơ F-35B đáp trên boong tàu USS America. Ảnh: U.S. Navy