Tuy nhiên, cỗ máy Tupolev nổi tiếng trên bầu trời vẫn có thể mang đến nhiều bất ngờ cho đối phương, quan sát viên Sebastian Roblin của tạp chí quân sự National Interest nhận xét.
Tác giả bài viết thừa nhận, hình dáng bên ngoài của máy bay mang tên lửa như là "đưa ta quay lại thời tiền sử", nhưng diện mạo bề ngoài có thể lừa dối.
"Tu-95 liên tục phục vụ suốt 60 năm, giản đơn vì không nhiều máy bay đủ khả năng thực hiện chuyến bay dài ở khoảng cách xa như thế khi mang trọng tải chiến đấu lớn", tác giả đánh giá.
Ngoài ra, mẫu máy bay ném bom này được coi là một trong những phi cơ phản lực cánh quạt bay nhanh nhất trong lịch sử hàng không.
"Tu-95 là B-52 kiểu Nga, nhưng thiên về phục vụ hải quân và quen gõ cửa các hệ thống phòng không của các nước ven biển ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ", Roblin viết.
Tác giả cho rằng, nhờ hệ thống vũ khí mới chiếc máy bay mang tên lửa có thể chuyển sang vòng đời thứ hai.
"Đương nhiên "Gấu bay" Tu-95 không tàng hình và khó lòng sống sót trong trận chiến với các phương tiện phòng không hiện đại, thế nhưng tên lửa hành trình phóng từ Tu-95 giúp nó an toàn vì không cần tiến đến gần hệ thống phòng không", tác giả của National Interest kết luận.