Táo bón lâu ngày, bệnh nhi được bác sĩ lấy ra đống "dị vật" to bằng quả bóng rổ trong bụng

VŨ UYÊN |

Sau nhiều ngày bị táo bón, một bé trai tại Trung Quốc đã phải cắt bỏ 60cm đại tràng do khu vực này chứa quá nhiều chất thải, gây tắc nghẽn tiêu hóa và phồng to như quả bóng rổ.

Từ khi mới sinh ra thì bé Nguyên Nguyên, sống tại huyện Đông Dương, thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa và thường xuyên bị táo bón nghiêm trọng.

Hơn bảy năm qua, em cảm thấy rất khó chịu trong việc đi đại tiện, thậm chí phần bụng còn như muốn nổ tung sau mỗi lần dùng bữa. Nhưng đứa trẻ này lại không được cha mẹ đưa tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Táo bón lâu ngày, bệnh nhi được bác sĩ lấy ra đống dị vật to bằng quả bóng rổ trong bụng - Ảnh 1.

Nguyên Nguyên cảm thấy phần bụng như muốn nổ tung sau mỗi lần dùng bữa.

Khi thấy bé Nguyên Nguyên bị táo bón liên tục suốt một tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày thì bậc làm cha mẹ mới chịu đưa con trai tới Bệnh viện Sản nhi huyện Đông Dương nhằm tìm hướng điều trị.

Tại đây, bác sĩ Lã Quách Thương đã phát hiện bệnh nhân nhí mắc phải hội chứng Hirschsprung bẩm sinh tương đối hiếm gặp. Em bị thiếu các tế bào thần kinh kiểm soát nhu động của đại tràng nên mới gặp khó khăn trong vấn đề đại tiện.

"Phần đại tràng bị tắc nghẽn của Nguyên Nguyên phồng to, chiếm gần nửa không gian khoang bụng, gây chèn ép nặng nề vào khu vực thận và phổi. Tôi nghĩ bé cần được phẫu thuật khẩn cấp",  bác sĩ Lã nói.

Táo bón lâu ngày, bệnh nhi được bác sĩ lấy ra đống dị vật to bằng quả bóng rổ trong bụng - Ảnh 2.

Khi vừa mới cắt mở phần ổ bụng của bệnh nhi, một đoạn đại tràng đã tự động tràn hẳn ra ngoài do áp lực quá lớn từ phía bên trong.

Bác sĩ Lã đã tiến hành cắt bỏ một đoạn đại tràng dài khoảng 60cm với đường kính tới hơn 12cm, bên trong chứa đầy chất thải và vụn thực phẩm chưa tiêu hóa hết nặng tới 3kg.

Ca phẫu thuật kéo dài tới hơn 3 giờ đồng hồ và thành công ngoài sức tưởng tượng. Từ nay về sau, bé Nguyên Nguyên sẽ không còn phải đối mặt với tình trạng táo bón trường kỳ như trước nữa.

Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng lên tiếng cảnh báo những bậc cha mẹ trẻ nên chú ý tới các dấu hiệu của hội chứng Hirschsprung nhằm giúp con em mình được điều trị một cách kịp thời, tránh xảy ra biến chứng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này.

Hội chứng Hirschsprung còn có tên gọi khác là bệnh phì đại tràng bẩm sinh hoặc bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ sự thiếu hụt bẩm sinh của các tế bào hạch thần kinh nằm ở đám rối kiểm soát nhu động tại một lớp cơ nằm trên khu vực trực tràng, đại tràng hoặc ruột non dẫn tới tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây táo bón lâu ngày, thậm chí biến chứng thành tình trạng viêm ruột kết vô cùng nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện tương đối rõ ràng ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra nhưng thường bị các bậc phụ huynh bỏ qua.

Dấu hiệu bệnh cơ bản:

- Bé không thể thải phân đầu tiên (loại phân màu tối và dính nhớt như nhựa đường) trong vòng 48 giờ sau khi sinh.

- Bụng thường xuyên phồng lên sau khi ăn.

- Thường xuyên nôn trớ ra dịch màu xanh.

- Thường xuyên bị táo bón.

- Tất cả trẻ em mắc hội chứng Hirschsprung đều cần phải phẫu thuật để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại