Cỏ, thực vật mọc dưới biển.
Biển cả ngày nay có khoảng 70 loại cỏ biển khác nhau trong 13 họ và 6 họ trong đại dương, tất cả đều thuộc về hệ thực vật hạt kín.
Ngoài ra còn có các động vật lấy những loài cỏ, thực vật biển làm thức ăn để sinh sống như cá cúi, hay đu-gông, bò biển, đây là loài động vật có tập tính để một nửa cơ thể được phơi trên đại dương để cho con bú, và các thủy thủ xưa kia đã nhầm tưởng rằng chúng là những nàng tiên cá.
Và trên thực tế, những loài cá cúi ngày nay hầu như không có nhiều sự khác biệt bởi vì tất cả chúng đều có chung một tổ tiên.
Theo nhiều tài liệu khảo cổ và khoa học chứng minh, giữa các loài cỏ biển và động vật ăn cỏ biển đều có một điểm chung, tổ tiên của chúng dù là thực vật hạt kín hay động vật có vú thì đều hoàn toàn phân nhánh từ đất liền và tất cả chúng được sinh ra cách đây gần 150 triệu năm. Chúng đều là những loài phức tạp và có nhiều yếu tố "mạnh mẽ" hơn trong cây tiến hóa. Nói một cách khác thì sự tiến hóa của chúng có nhiều bước nhẩy vọt hơn.
Điều thú vị hơn nữa là tổ tiên của cỏ biển đã tiến hóa và chuyển môi trường sống từ đất liền xuống đại dương từ khoảng 70 triệu năm về trước, còn tổ tiên của các loài cá cúi cũng dần chuyển môi trường sống vào khoảng gần 60 triệu năm trước, vậy tại sao tổ tiên của chúng đều là các loài trên đất liền mà không phải những sinh vật có nguồn gốc từ đại dương?
Để giải quyết câu hỏi này thì phải nói đến sự khác biệt giữa môi trường thiên nhiên của đại dương và đất liền. Nhưng trước hết hãy cũng trả lời câu hỏi những sinh vật tiêu thụ lượng thức ăn nhiều nhất kích cỡ như thế nào?
Nếu như là động vật trên cạn thì có vẻ như câu hỏi này khá khó để có thể trả lời một cách rõ ràng, bởi từ những sinh vật như các loài rệp chỉ có kích cỡ vài mm cho đến sinh vật lớn nhất Trái Đất ngày nay là loài voi đồng cỏ Châu Phi đều là những cỗ máy hấp thụ thức ăn, nhưng trong quá khứ cũng có những loài khủng long dài tới hơn 20 mét và tặng hàng chục tấn, khi nhìn lại chúng ta đều thấy chúng có điểm chung - đều là động vật ăn cỏ, và có lẽ thực vật là nguồn năng lượng trực tiếp và hiệu quả nhất.
Nhưng ở dưới đại dương thì mọi việc có vẻ như lại hoàn toàn khác, những sinh vật tiêu thụ thức ăn lớn nhất hầu hết đều là những động vật giáp xác với chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến vài cm.
Tại sao lại như vậy? Tất nhiên, cần phải tìm lý do từ nguồn thực phẩm. Các "nhà sản xuất thực phẩm" trong nước biển hoàn toàn khác với đất liền. Các "nhà sản xuất" trên đất liền hầu hết đều là thực vật. Loài cây lớn nhất có thể nặng hơn 6000 tấn, và cây cao nhất có thể cao tới gần 160 mét. Nhưng dưới đại dương hầu như tất cả các "nhà sản xuất thực phẩm" lại là những sinh vật đơn bào. Trong số đó, tảo cát (tảo silic) chúng sản sinh ra 20% đến 50% lượng oxy trên Trái Đất ngày nay.
Tảo silic hay tảo cát là một nhóm tảo chính, và là một trong những loại phytoplankton phổ biến nhất. Hầu hết tảo cát là đơn bào, mặc dù chúng có thể tồn tại thành cụm ở dạng các sợi mảnh, quạt, zic-zắc, hay hình sao. Tảo cát là nguồn trong chuỗi thức ăn dưới đại dương.
Tảo cát là một trong những loại phytoplankton phổ biến nhất, chúng thường tụ lại thành các cộng đồng và có kích cỡ trong khoảng từ 2 đến 200 micromet, đường kính khoảng 90 micromet và rải rác trong nước, bởi vậy động vật lớn dưới biển không thể ăn nó, bởi vì kích của động vật biển quá to lớn so với chúng nên rất khó để có thể lọc và tách chúng ra khỏi nước biển.
Theo cách này, thật dễ hiểu khi cách ăn hiệu quả nhất của các loài sinh vật biển to lớn đó là ăn những loài sinh vật phù du, chúng ăn tảo cát và có tốc độ sinh sản cực nhanh, chúng không phải chịu bất cứ áp lực sinh tồn nào bởi có rất nhiều tảo cát ở đại dương và mỗi con cái có thể đẻ 1.000 quả trứng cùng một lúc và mỗi năm chúng có thể cung cấp 200 triệu tấn thức ăn cho các loài động vật biển khác.
Vậy tại sao những "nhà sản xuất thức ăn" trong đại dương bị chi phối bởi các sinh vật đơn bào và đất liền là thực vật?
Điều này là do không gian tồn tại trên đất liền, để cạnh tranh khu vực sinh sống có ánh sáng mặt trời, các loài thực phật phát phát triển để chiếm lấy càng nhiều diện tích mặt đất càng tốt hay phát triển để có thể vươn lên cao mà hứng lấy ánh sáng mặt trời, và những có thể to lớn luôn được xem là một lợi thế cho việc sinh tồn, điều này có thể thấy rõ trong những khu rừng rậm rạp với nhiều tầng sinh thái thực vật khác nhau.
Nhưng ở dưới đại dương, sự cạnh tranh để có ánh sáng mặt trời dường như không phải lúc nào cũng cần thiết bởi từ bề mặt biển cho tới khoảng không gian dưới 200 mẹt đều có ánh sáng mặt trời rất dồi dào.
Ngoài ra thì dưới đại dương cũng không phải chống lại trọng lực của Trái Đất nhiều như trên đất liền, bởi vậy tảo và những sinh vật phù du có thể trôi nổi trong nước, và không cần phải cố định và chiếm lấy ánh sáng mặt trời như thực vật trên đất liền.
Dưới sự vận hành của môi trường như vậy, khả năng quan trọng nhất của "nhà sản xuất" là sinh sản càng nhanh càng tốt khi có đủ ánh sáng mặt trời, và đây được xem là lợi thế của các sinh vật đơn bào khi chúng có thể tăng trưởng theo cấp số nhân.
Môi trường quyết định hình dạng, vì vậy đại dương là thế giới của các nhà sản xuất đơn bào và cỏ biển là một loài dễ bị tổn thương, bởi vậy chúng chỉ có thể tồn tại dưới đáy biển nông, hay những nơi mà chúng có thể phát triển cố định một chỗ như những loài thực vật trên đất liền, bởi vậy sự phổ biến của chúng là rất thấp khi so với các loài tảo biển và động vật giáp xác.
Lý do tại sao có ít động vật ăn cỏ trong đại dương lúc này lại có thể trả lời một cách hoàn toàn đơn giản, vì đại dương có ít loài cỏ biển, và khu vực xuất hiện của chúng cũng rất hạn chế.