Tại sao NATO vẫn e dè Nga

Nguyễn Giang |

Nga là một trong những quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân vô cùng lớn, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nước Nga trước khối quân sự hùng mạnh NATO.

Hiện nay Nga là một trong những quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân vô cùng lớn, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ Nga không bị xâm phạm từ khối NATO.

Tuy nhiên Moscow cần phải tăng quân số lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực, các loại vũ khí thông thường và tăng cường xây dựng các mối quan hệ hợp tác với liên minh quân đội các nước xung quanh biên giới Nga, Chủ tịch Viện Hàn lâm địa chính trị, tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov tuyên bố với RIA Novosti.

Tại sao NATO vẫn e dè Nga  - Ảnh 1.

Đám mây hình nấm thể hiện sự nổ lớn của vũ khí hạt nhân

“Sự tăng cường hoạt động quân đội của các nước Đông Âu, buộc Moscow phải đưa ra các điều chỉnh về xây dựng quân đội của mình”.

Đại diện thường trực của Nga tại khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương, Alexander Grushko cho biết sau cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO, việc tăng cường hoạt động của các khối quân sự ở Đông Âu, buộc Moscow phải tiến hành điều chỉnh các chính sách để xây dựng lực lượng quân sự của mình.

Tất cả các phát biểu của Alexander Grushko đã được dự đoán trước và về nguyên tắc sau cuộc họp với NATO không có gì mới.

Chỉ lưu ý rằng, sự xâm lược quân sự công khai của khối liên minh đối với Nga chỉ có thể xảy ra trong trường hợp tình hình chính trị trong nước mất ổn định, hỗn loạn dẫn tới sự xuất hiện vũ khí hạt nhân của Nga để giải quyết một mối đe dọa trong mọi tình huống.

Các lực lượng không cân bằng

Tiến sĩ Konstantin Sivkov cũng lưu ý về tương quan lực lượng hiện nay, ông nói về quân số lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực và các loại vũ khí hiện có không có lợi cho Nga.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo phản ứng lại sự xâm lược của NATO quân số của Quân đội Nga cần phải tăng gấp 1,5 lần tương đương với khoảng 1,5 triệu người.

“Hiện nay tổng thể tiềm lực quân sự và kinh tế của các nước NATO đã vượt qua Nga, liên minh này có khả năng huy động quân số lực lượng vũ trang vượt quá mười lần so với quân đội Nga. Để kịp thời chống lại NATO, chúng ta cần phải có khoảng 1,5 triệu quân nhân chứ không 1 triệu như bây giờ”, ông nhấn mạnh.

Phát biểu về việc triển khai các loại vũ khí hiện đại của Nga (trừ vũ khí hạt nhân) dọc biên giới phía Tây của đất nước, Konstantin Sivkov lưu ý rằng, ở đây Liên bang Nga nhường cho NATO.

Số lượng hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ (Army Tactical Missile System) bố trí cao hơn 5 lần so với số lượng tên lửa PTRC của Nga – “Iskander” trực chiến ở phía tây nước Nga.

Các mối đe dọa đã được nghiên cứu

Theo thành viên của Hội đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga kiêm trưởng ban biên tập tờ báo Quốc phòng, Igor Korotchenko, tại phiên họp Hội đồng Nga- NATO một lần nữa NATO khẳng định sẽ từ chối một cuộc đối thoại thực sự với Moscow.

“Trong cuộc họp giữa Nga-NATO cho thấy, NATO miễn cưỡng tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Moscow. Các sáng kiến quan trọng để tăng cường lực lượng NATO ở biên giới phía đông, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw đòi hỏi phải có sự thảo luận kỹ lưỡng. Tuy nhiên, không có bất cứ giải thích nào về đường lối chống Nga này của NATO”, ông nói

Đồng thời người phát ngôn của cơ quan lưu ý rằng, các lãnh đạo chính trị-quân sự Nga cần phải có những phản ứng thích đáng đối với việc NATO tăng cường lực lượng quân đội ở Đông Âu.

“Nga sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động “bồng bột” nào. Dựa vào kết quả của hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Quốc phòng Nga sẽ phân tích kỹ lưỡng tình hình hiện tại, sau đó đưa ra những tình huống có thể xảy ra và biện pháp phản ứng linh hoạt với tình huống đó.

Những vấn đề như thế này sẽ do chỉ huy tối cao quyết định và Tổng thống Putin, người sẽ tán thành việc phát triển các lực lượng an ninh Nga đề xuất về giải quyết các mối đe dọa cho đất nước từ các liên minh”, chuyên gia kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại