Tại sao cơn bão Hagibis đổ bộ Nhật Bản được ví như " Thần chết "

Minh Bảo |

Vào cuối tuần qua, cơn bão Hagibis đã thể hiện sức tán phá khủng khiếp khi đổ bộ vào miền Bắc Nhật Bản. Lượng mưa tại một vài nơi sau 24 giờ lên đến 1000mm gây ra lũ quét cùng ngập úng trên diện rộng. Đến nay, đài truyền hình Nhật Bản NHK ghi nhận đã có 58 người chết do cơn bão này.

Ngoài ra, cơn bão cấp 5 đã gây ra gió giật mạnh tại thành phố Tokyo và Vịnh Tokyo kết hợp với các đợt sóng mạnh và lũ lụt. Sau khi vượt qua đảo Honshu, cơn bão giảm xuống còn cấp 2 và sau đó là cấp 1.

Một trong những nguyên nhân khiến cơn bão trở nên mạnh như vậy chính là do vùng tâm bão, nơi có sức gió và lượng mưa lớn nhất, vẫn còn nguyên sức mạnh khi càn quét vào Tokyo. Theo thông tin từ Simon Denyer, phóng viên The Washington Post cho biết, trong ngày chủ nhật, đã có khoảng hơn 20 con sông ở khu vực trung tâm và phía Đông Bắc Nhật Bản đã vỡ đê khiến hơn 1.000 ngôi nhà ngập trong nước lũ.

Denyer cho biết ngay khi một số đê bị vỡ, chính quyền đã sơ tán hơn 8 triệu người dân ra khỏi khu vực.

Tại Nagano, nơi diễn ra Thế vận hội Mùa Đông 1998, lũ lụt đang diễn ra nghiêm trọng. Nước từ sông Chikuma tràn vào khu vực đã làm hư hại một đoàn tàu cao tốc đang đỗ trong ga bảo dưỡng.

Cường độ là yếu tố chính để đánh giá một cơn bão

Mỗi năm, Nhật Bản phải đón từ 5 đến 6 cơn bão, nhưng không phải tất cả trong số đó đều đi thẳng vào đất liền. Tuy nhiên, cơn bão Hagibis vẫn vượt xa tất cả các cơn bão trước đây về cường độ lẫn lượng mưa gây ra trong một thời gian ngắn.

Thông thường, các cơn bão sẽ đi vào phía Tây Nam Nhật Bản trước và sau đó yếu dần cho đến khi đi qua Tokyo. Tuy nhiên, Hagibis lại không di chuyển quá lâu trên đất liền trước khi càn quét qua Tokyo, do đó nó gây thiệt hại lớn hơn.

Thay vào đó, tâm bão đến khu vực đất liền vào khoảng 7 giờ tối thứ bảy (giờ địa phương), cách Tokyo khoảng 130km. Với khoảng cách này, Hagibis vẫn có thể tiếp tục nhận thêm năng lượng từ biển và suy yếu với tốc độ chậm hơn các cơn bão khác.

Thêm vào đó, cơn bão đã tương tác với các vùng gió cao phía trên tầng khí quyển, hay còn được gọi là vùng gió xoáy, khiến khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn bão mở rộng ra toàn bộ đảo Honshu.

Tại sao cơn bão Hagibis đổ bộ Nhật Bản được ví như  Thần chết  - Ảnh 1.

Ngay khi đổ bộ vào bờ, cơn bão chuyển hướng từ Bắc – Tây Bắc sang Đông Bắc. Sau đó, nó đi thẳng qua thủ đô 9,3 triệu dân rồi tiếp tục đi về hướng Bắc. Tại Tokyo, nó đã gây ra lượng mưa 209mm và tại những nơi cao hơn ở phía Tây thành phố là 1000mm. Sức gió tại sân bay Haneda lên đến 157km/h.

Tại tỉnh Kanagawa, lượng mưa đo được trong 24 giờ ngày thứ bảy là 942mm, thiết lập kỷ lục mới tại khu vực này. Ngoài ra, một kỷ lục khác là tại khu vực rừng phía Tây Nam Tokyo thuộc tỉnh Shizuoka có lượng mưa đạt khoảng 685mm. Và ở khu vực phía Tây Tokyo lượng mưa cũng đạt kỷ lục mới là 599mm.

Từ thứ sáu, một số nơi ở Nhật Bản đã bắt đầu có mưa và độ ẩm tăng cao, vùng hoàn lưu bão bao phủ toàn bộ các đảo của Nhật Bản. Khi khí nhiệt đới đi qua khu vực có độ cao lớn buộc chúng phải tăng độ cao, hạ nhiệt độ và ngưng tụ, quá trình này còn được gọi là sự nâng địa hình, từ đó gây ra các trận lũ lớn dẫn đến lở đất và vỡ đê.

Sau khi vượt qua Tokyo, cơn bão tiếp tục gây mưa lớn tại Toshigi cũng như tỉnh Fukushima. Nước lũ dâng cao đã dấy lên mối nghi ngại về vấn đề rò rỉ hạt nhân tại khu vực này sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

Tại sao cơn bão Hagibis đổ bộ Nhật Bản được ví như  Thần chết  - Ảnh 2.

Hagibis sẽ đi vào lịch sử Nhật Bản với thiệt hại lên đến hàng tỉ đô.

Thiệt hại nặng nề và số người chết tăng cao trong cơn bão này tại Nhật Bản là không bình thường bởi đất nước này là quốc gia đã chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên nhiên tốt nhất thế giới. Hằng năm, Nhật Bản đều có nguy cơ phải đối mặt với động đất, sóng thần, núi lửa, các thảm họa khác từ thiên nhiên và từ con người, từ bức xạ nhiệt vào mùa hè cho đến bão tuyết vào mùa đông ở vùng cực Bắc nước này.

Nhật Bản còn có thể phải hứng chịu những cơn bão mạnh hơn cả Hagibis

Các nghiên cứu về khí hậu cho thấy trong tương lai, Nhật Bản có khả năng sẽ phái đón các cơn bão mạnh hơn và thường xuyên hơn do nước biển đang dần ấm lên từ tác động của con người. 

Các bằng chứng cho thấy các cơn bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương có cường độ đạt ngưỡng tối đa so với trước đây, một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do hiện tượng biến đổi khí hậu. Điều này khiến những cơn bão mạnh hơn sẽ đi vào những khu vực trước đây thường có các cơn bão yếu, như Honshu cùng với một phần phía Bắc và Đông Bắc Nhật Bản.

Một xu hướng khác rất rõ ràng là thiệt hại do bão ở Nhật đang ngày càng tăng cao, đã có đến 3 trong số 10 cơn bão gây thiệt hại lớn nhất ở Nhật Bản từ năm 1950 xảy ra trong năm 2019. Trong danh sách này có cả cơn bão Faxai vào đầu tháng 9 vừa qua. Và chắc chắn rằng Hagibis sẽ là cơn bão nâng danh sách này lên con số 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại