Tại sao chúng ta lại không thể ngủ khi mở mắt?

S.T |

Việc ngủ nhắm mắt giống như việc lên dây cót đồng hồ, giúp cho cơ thể chúng ta có khả năng nhận biết được sự thay đổi ngày đêm trên Trái đất.

Khi nhắm mắt chúng ta sẽ không bị ánh sáng, bụi và các thứ tác động khác xâm hại tới mắt. Tuy vậy, lý do thứ hai và quan trọng hơn đó là việc nhắm mắt giống như việc bật công tắc để cơ thể tạo ra hooc môn gây buồn ngủ (melatonin).

Tại sao chúng ta lại không thể ngủ khi mở mắt? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Malatonin được tổng hợp trong một vùng của não nhưng đồng thời nó cũng được tổng hợp tại võng mạc của mắt và ánh sáng sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp Melatonin tại võng mạc.

Bạn có thể nói rằng, không ít người đã ngủ với nửa mắt mở hoặc thậm chí Trương Phi đã ngủ khi mở mắt. Điều có khả năng xảy ra khi não (chứ không phải võng mạc) tổng hợp được đầy đủ Melatonin.

Khi nghiên cứu với các loài chim, các nhà khoa học kết luận rằng, mắt còn có chức năng như một chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể.

Việc ngủ nhắm mắt giống như việc lên dây cót đồng hồ, giúp cho cơ thể chúng ta có khả năng nhận biết được sự thay đổi ngày đêm trên Trái đất.

Cá thì hoàn toàn có thể mở mắt khi ngủ, vịt khi ngủ thì mắt nhắm, mắt mở... Cá heo thậm chí lại ngủ theo một cách kỳ lạ khác: Một bên bán cầu não hoạt động, một bên không…

Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, não con người sau khi ngủ dậy cần có khoảng hai tiếng để thực sự khởi động xong. Vì vậy bạn đừng lao động quá sức khi mới ngủ dậy nhé!

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao – Cơ thể con người" - NXB Hồng Đức, trang 115.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại