T-72B3 "hất cẳng" T-90A ở Syria để trở thành vua chiến trường: Nước cờ gì của Nga?

DK |

Thiệt hại của T-90 Syria từ trước tới nay chỉ khoảng từ 6 đến 13% nhưng người Nga đã quyết tâm thay thế nó bằng T-72B3 và T62M trong các mũi tấn công. Tại sao lại "hạ cấp" như vậy?

Có phải 60% T-90 Syria đã bị phá hủy?

Quân đội Arab Syria (SAA) đã thiệt hại hơn 2.000 xe tăng và xe bọc thép trong cuộc chiến tranh vẫn đang tiếp diễn tại Syria. Con số này tăng cao sau khi phiến quân được Mỹ viện trợ ồ ạt tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) BGM-71 TOW-2A của Mỹ vào năm 2014.

Theo chuyên gia quân sự Cộng hòa Czech ông Yakub Yanovsky, khoảng 6 chiếc T-90 đã thiệt hại (được cho là đếm trùng 2 chiếc) trên khắp các chiến trường ở Syria, và nếu so với tổng số 10 chiếc T-90 được Nga đưa sang Syria (theo SIPRI) thì thiệt hại của xe tăng T-90 đã lên tới 60%.

T-72B3 hất cẳng T-90A ở Syria để trở thành vua chiến trường: Nước cờ gì của Nga? - Ảnh 1.

Theo nhận định đã có ít nhất 2 chiếc T-90 bị ông Yanovsky đếm trùng.

Số xe tăng mà ông Yanovsky "đếm" được cho là chưa hoàn toàn chính xác. Cho tới nay, số lượng T-90 của Syria dao động từ 30 đến 65 chiếc. Và nếu với số lượng này, 4 chiếc T-90 Syria (chứ không phải 6 như ông Yanovsky đưa ra) bị thiệt hại chỉ chiếm khoảng từ 6 đến 13%.

T-90 Syria được trang bị cho 3 đơn vị quan trọng của SAA là Lực lượng Tiger (nay là Sư đoàn Lực lượng đặc biệt số 25, Sư đoàn 4 Thiết giáp Vệ binh Cộng Hòa và Lữ đoàn Chim ưng Sa mạc (đã giải thể năm 2017).

Ngoài 3 đơn vị kể trên, một số chiếc T-90 cũng đã được sử dụng bởi lực lượng Hezbollah Lebanon nhưng nhiều khả năng là do kíp lái Syria điều khiển (cắm cờ Hezbollah) trong các mũi tấn công.

Hệ thống phòng thủ chủ động Shtora trên xe tăng T-90A đã "đánh lừa" được tên lửa chống tăng TOW ở Aleppo, Syria.

"Nhược điểm" của T-90: Người lính Syria?

T-90 của Syria bao gồm 3 phiên bản, T-90A mà Lục quân Nga đang sử dụng, biến thể xe tăng chỉ huy T-90K và đi kèm cả một vài chiếc T-90 thuộc thế hệ đầu tiên (T-72BU/Ob'yekt 188) có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn.

Trong tổng số 4 chiếc T-90 thiệt hại, chỉ có 1 chiếc do bị phá hủy do ATGM vào năm 2017, 2 chiếc bị phiến quân thu giữ do tổ lái bỏ chạy và 1 chiếc bị IS thu giữ khi đang bảo dưỡng và sau này được nhóm khủng bố kích nổ để tuyên truyền về một "chiến công" khác.

Có thể thấy rõ T-90 Syria chủ yếu không trang bị vũ khí tầm ngắn (súng máy trên tháp tháo) và các kíp lái T-90 của Syria hoàn toàn không chuẩn bị tinh thần để chiến đấu tầm gần, bảo vệ xe.

Đây cũng là một nhược điểm của lực lượng tăng thiết giáp Syria.

T-72B3 hất cẳng T-90A ở Syria để trở thành vua chiến trường: Nước cờ gì của Nga? - Ảnh 4.

Trong những chiếc xe tăng tham chiến tại Bắc Hama mùa hè năm 2019, T-90 không xuất hiện.

Tại sao lại là T-72B3?

Hiện tại T-72B3 và T-62M cũng các xe tăng có từ trước chiến tranh được cho là đã thay thế T-90 trong các mũi tấn công của Sư đoàn LLĐB 25 (lực lượng Tiger cũ) và Sư đoàn 4 thiết giáp VBCH.

T-72B3 (Ob'yekt 184-M3) được trang bị pháo chính 2A46-M5, động cơ V92S2 1.000 mã lực, giáp phản ứng nổ Kontakt-5, hệ thống ngắm bắn Sosna-U sử dụng camera ảnh nhiệt Catherine-FC do Belarus sản xuất theo giấy phép của hãng Thales (Pháp).

Kể từ năm 2015, bên cạnh T-90 (con số hiện tại được cho là trên 65 chiếc), Nga đã viện trợ Syria khoảng 20 T-72B3 và hàng trăm chiếc T-62M. Đáng chú ý là trong hầu như toàn bộ xe tăng T-72B3 Nga viện trợ cho Syria kể từ năm 2018, súng máy đã được bổ sung trên tháp pháo.

T-72B3 hất cẳng T-90A ở Syria để trở thành vua chiến trường: Nước cờ gì của Nga? - Ảnh 5.

Một số chiếc T-72B3 được bổ sung súng máy Kord 12,7mm trên tháp pháo.

Rõ ràng, người Nga nhận ra rằng ở giai đoạn này của cuộc chiến, thiệt hại của tăng thiết giáp của Syria là khó tránh khỏi, và việc tung T-90 vào chiến trường không còn thực sự cần thiết (nhằm mục đích chứng minh hiệu quả của xe tăng với các khách hàng tiềm năng).

Với các đánh giá về tính năng kỹ chiến thuật khá tương đương T-90, T-72B3 là một lựa chọn được cho là khá hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh các gói nâng cấp T-72 của Nga có thể sẽ được các khách hàng quốc tế sở hữu xe tăng này quan tâm.

Việc nâng cấp lên chuẩn T-72B3 (và sau năm 2016 là T-72B3M) được cho là giải pháp kinh tế hơn so với mua mới T-90 (chủ yếu để xuất khẩu) với giá thành nâng cấp chỉ bằng khoảng 1/12 và số lượng T-72 khổng lồ từ thời Liên Xô (khoảng 9.000 chiếc đang trong trang bị và dự trữ).

Xe tăng T-72 và các xe cơ giới khác của Sư đoàn 4 thiết giáp VBCH Syria thiệt hại trong giao tranh với nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) tại Latakia, tháng 10/2019 (Video tuyên truyền của nhóm khủng bố).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại