Tom Topol đã sưu tập hộ chiếu cũ trong 14 năm và điều hành website passport-collector.com. Lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc hộ chiếu cũ tại một khu chợ trời Kyoto, Nhật Bản, ông đã có niềm yêu thích kỳ lạ với chúng.
Qua tìm hiểu, Topol mới nhận ra rằng những cuốn hộ chiếu xưa cũ không đơn giản chỉ là vài tờ giấy với các con dấu mà trên thực tế, nó chứa ẩn nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, khó tin mà chúng ta còn chưa hề biết đến.
Tom Topol, nhà sưu tập hộ chiếu cũ nổi tiếng thế giới.
Hộ chiếu vùng đất thuộc địa Aden, 1956
Trong bộ sưu tập của ông, có rất nhiều tấm hộ chiếu với cùng một mẫu bìa: một con sư tử và một con ngựa 1 sừng đứng cạnh tấm khiên.
Tất cả hộ chiếu này đều đến từ các thuộc địa của Anh. Tấm hộ chiếu trên đến từ vùng thuộc địa Aden, giờ đây chính là vùng đất Yemen.
"Vương quốc Anh đã phát hành những tấm hộ chiếu khác nhau tại hầu hết các thuộc địa", Topol cho biết. Đây chính là những tấm hộ chiếu được các nhà sưu tập săn lùng, đặc biệt là những cuốn rất hiếm như hộ chiếu vùng bắc Borneo, Indonesia.
Hộ chiếu của một thủy thủ người Mỹ, 1942
Fred Albert Bauman, một người Mỹ với khuôn mặt nhỏ và đôi lông mày có phần hơi ngỗ ngược, nhận được một tấm hộ chiếu thủy thủ đặc biệt vào Halloween, 1942.
Mặc dù về cơ bản, nó không thuộc về một quốc gia trong quá khứ nào, những tấm hộ chiếu thủy thủ khắc họa một thời kỳ đặc biệt khi nó chỉ được phát hành từ tháng 2/1942 cho tới tháng 8/1945, sau khi Mỹ tham gia Thế Chiến II.
Bên cạnh những thông tin cơ bản, tấm hộ chiếu màu xanh biển này còn có các thông tin chi tiết về Bauman. Nó cũng chỉ rõ người mang hộ chiếu chỉ có thể sử dụng nếu theo nghiệp thủy thủ.
Hộ chiếu của bang độc lập Fiume, 1923
Fiume - từng là một bang nhỏ tự chủ, giờ là một phần của Croatia - tuyên bố tự trị vào năm 1719.
Theo lịch sử, bang Fiume đã có nhiều lần giành được độc lập nhưng lại bị mất trong suốt thế kỷ 18 và 19. Cho đến năm 1868, nó trở thành một phần của vương quốc Hungary.
Năm 1920, sau Thế Chiến thứ I, Fiume tuyên bố trở thành một bang độc lập chính thức và cũng cho ra đời một tấm hộ chiếu riêng với tên bang được viết in đậm với ngôi sao nhỏ ở trên.
Tuy cũng không xuất hiện quá lâu nhưng nhìn tấm hộ chiếu này, người ta lại nhớ đến một bang độc lập chỉ tồn tại 4 năm.
Liên bang Xô Viết, 1928
Công dân của Liên bang Xô Viết sử dụng những tấm hộ chiếu khác nhau tùy vào mục đích.
Ví dụ, tấm hộ chiếu với bìa màu xanh, được phát hành cho các công nhân tại thành thị và nhờ đó, không cho những người nông dân vào bên trong thành phố.
Còn tấm hộ chiếu này thuộc về một người phụ nữ tên Ldyia Graff, sử dụng cho việc đi du lịch nước ngoài, ngoại trừ một vài quốc gia như Bulgaria, Romania, châu Phi, Mỹ và Palestine.
Hộ chiếu của Đế quốc Đức, 1916
Đế quốc Đức bao gồm nhiều vùng đất, lãnh địa và cả các thành phố tự do - bao gồm Duchy Saxe-Coburg-Gotha, một nước quân chủ tại Đức. Tại đây, người ta đã ban hành tấm hộ chiếu màu xanh lá vào năm 1916.
Với nhiều người, Đế quốc Đức không phải là một nơi ở mà nhiều người thích thú vào năm 1916. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng làm cho mọi thứ trở nên "thú vị" hơn bằng cách cho phép người dân chụp ảnh hộ chiếu với chó.