Sức mạnh khó lường của các vũ khí ở Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi kế hoạch

Kiều Anh |

Các xe tăng khổng lồ và đắt đỏ bị phá hủy bởi những vũ khí cảm tử nhỏ và chi phí thấp. UAV đang hỗ trợ các hệ thống pháo xác định mục tiêu. Một chiến trường với quá nhiều thiết bị cảm ứng đến nỗi các lực lượng không thể ẩn nấp quá lâu.

Sát thủ số 1 trên chiến trường

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022, quân đội Mỹ đã chú ý đến những xu hướng mới này. Hiện nay, những thay đổi đã khiến Washington phải định hình lại các kế hoạch hiện đại hóa xe tăng và thay đổi chiến lược với máy bay không người lái.

"Đặc điểm của xung đột đang thay đổi", Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Randy George nhận định với Defense News trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Sức mạnh khó lường của các vũ khí ở Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi kế hoạch - Ảnh 1.

Ukraine khai hỏa lựu pháo ở khu vực Donetsk. Ảnh: Reuters

"Nó đã thay đổi nhiều hơn trong một vài năm qua bởi cuộc xung đột ở Ukraine. Tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục thay đổi với nhịp độ rất nhanh chóng và chúng ta phải có tư duy thay đổi cùng với nó", quan chức quốc phòng Mỹ đánh giá.

Tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tương lai - một tổ chức chịu trách nhiệm hiện đại hóa lực lượng, cho biết cơ quan này cần điều chỉnh chiến lược pháo binh của mình dựa trên những gì đang diễn ra ở Ukraine cũng như yêu cầu của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.

"Mọi thứ mà chúng ta đang chứng kiến ở Ukraine là sự tham gia của các vũ khí chính xác, tất cả đều là những công nghệ mới nổi. Sát thủ đáng sợ hơn trên chiến trường hiện nay là các hệ thống pháo theo quy ước và nổ mạnh".

Ukraine và Nga đang bị cuốn vào những cuộc giao tranh dữ dội bằng pháo hạng nặng hàng ngày. Mỹ và các đồng minh đã cung cấp nhiều loại pháo khác nhau cho Kiev, trong đó có hệ thống pháo phản lực HIMARS cùng với hàng triệu quả đạn để đối phó với hỏa lực của Moscow.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng HIMARS đang "tạo nên khác biệt lớn" trong việc giải phóng các vùng lãnh thổ quan trọng nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người từng đứng đầu Quân đội Mỹ ở châu Âu cũng cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy các hệ thống pháo vẫn đóng vai trò thiết yếu. Theo ông, cần phải sử dụng các hệ thống pháo kéo và pháo di động với nhiều loạn đạn ở các tầm bắn khác nhau.

Chiến lược pháo binh mới của Mỹ sẽ quyết định khả năng và năng lực hiện tại cũng như tiết lộ chi tiết về những yêu cầu trong tương lai, ông Rainey nói. Chiến lược này cũng cân nhắc đến công nghệ mới để tăng cường hỏa lực theo quy ước trên chiến trường, chẳng hạn những bước tiến về chất nổ đẩy cho phép các hệ thống pháo tầm trung bắn xa hơn. Tài liệu này cũng nêu ra vai trò của các hệ thống tự động, chẳng hạn như hệ thống nạp đạn tự động.

Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ Doug Bush nhận định, bài học lớn ở đây là vẫn rất cần pháo. "Đó là sát thủ số 1 trên chiến trường và điều này vẫn đúng trong cuộc xung đột ở Ukraine".

Sự thay đổi trong thiết kế xe tăng

Hồi tháng 9, Lục quân Mỹ sau khi quan sát việc vũ khí cảm tử lưu động phá hủy xe tăng ở Ukraine và nhận thấy cả hai bên đều gặp khó khăn trong việc di chuyển xe tăng trên chiến trường, đã quyết định hủy bỏ kế hoạch nâng cấp xe tăng M1 Abrams mà thay vào đó theo đuổi việc phát triển một biến thể mới: M1E3.

Xe tăng Abrams "không thể phát triển thêm khả năng nữa nếu không tăng trọng lượng và chúng tôi cần phải giảm dấu vết hậu cần của nó", Trung tướng Glenn Dean cho hay. Theo ông: "Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật nhu cầu cấp bách của việc bảo vệ tích hợp, được xây dựng từ bên trong thay vì lắp thêm vào".

Tướng nghỉ hưu Hodges cũng cho rằng: "Việc làm cho xe tăng nặng hơn không phải là câu trả lời".

Một phần của nỗ lực mới mà Lục quân Mỹ định thực hiện là làm giảm trọng lượng của xe tăng, đồng thời gia tăng tính linh động và khả năng chống chịu trên chiến trường. Ngày nay, nếu một xe tăng bị hỏng hoặc bị nhắm trúng trong tác chiến, nó sẽ cần 2 phương tiện đưa khỏi chiến trường. Do đó, việc giảm trọng lượng của xe tăng sẽ giúp ích, ông Dean cho hay.

Thiết kế mới cũng hướng tới việc tích hợp khả năng bảo vệ chủ động trước các cuộc tấn công từ vũ khí cảm tử lưu động.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, ông Dean nhận định với Defense News rằng, thiết kế mới sẽ cân nhắc cách làm giảm chuỗi hậu cần và khiến việc duy trì phương tiện trên chiến trường trở nên dễ dàng hơn. Điều này cũng cải thiện khả năng đáng tin cậy của phương tiện.

Ukraine đã bắt đầu nhận được 31 xe tăng M1 Abrams từ Washington và Lục quân Mỹ sẽ sớm biết được xe tăng này có khả năng đối phó với Nga như thế nào.

Ông Dean cho biết, Lục quân Mỹ đang nghiên cứu về cách bảo vệ xe tăng và các phương tiện chiến đấu khỏi vũ khí cảm tử lưu động. Đây là những phương tiện thường xuyên phá hủy xe tăng và phương tiện chiến đấu của cả Nga và Ukraine.

Hậu cần từ xa và nỗ lực đối phó với UAV

Cuộc xung đột ở Ukraine đã dạy Lục quân Mỹ phải học cách "chiến đấu dưới sự quan sát liên tục của các dịch vụ vệ tinh không gian sẵn có, các thiết bị điện tử và truyền thông xã hội. Chúng ta sẽ phải tìm ra cách chiến đấu khi đối phương biết chúng ta ở đâu hoặc ngăn cản họ với những chiến thuật che giấu, đánh lừa và ngụy trang", ông Rainey cho hay.

Mỹ đã nhanh chóng đối mặt với thách thức trong những ngày đầu xung đột ở Ukraine. Nước này cung cấp những thiết bị phức tạp cho Kiev nhưng lại không hỗ trợ các kỹ sư bảo trì có kinh nghiệm để sửa chữa chúng.

Tại một bãi đỗ xe ở Ba Lan chỉ vài tháng sau khi xung đột nổ ra, Lục quân Mỹ đã bắt đầu đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ và cung cấp dịch vụ bảo trì từ xa. Kể từ đó, Lục quân Mỹ đã mở rộng sự hỗ trợ bảo trì từ xa cho gần như tất cả hệ thống được gửi tới Ukraine. Dịch vụ này xây dựng một cơ sở và một nhà kho chứa các bộ phận sửa chữa ở Ba Lan và hỗ trợ cố vấn qua văn bản, video quay trước hoặc live stream. Nỗ lực này sẽ cung cấp một lộ trình cho chuỗi hậu cần tương lai. Ngoài hỗ trợ hậu cần từ xa, sau khi theo dõi xung đột ở Ukraine, Lục quân Mỹ cũng đang chuẩn bị cho cái gọi là chuỗi hậu cần trong điều kiện bị tấn công liên tục.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine đang đưa Lục quân Mỹ tập trung vào việc đối phó với các hệ thống máy bay không người lái.

"Quy mô của UAV sử dụng trên chiến trường thật đáng kinh ngạc", Stacie Pettyjohn, nhà phân tích quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới đánh giá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại