Sinh con
Trong quá trình mang thai, đa số phụ nữ với mái tóc bóng khỏe từ trước sẽ có mái tóc trông dày hơn bởi các sợi tóc cũ không rụng theo mức độ bình thường. Tuy nhiên, sau quá trình sinh nở, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm khiến các sợi tóc cũ chưa rụng trong quá trình mang thai sẽ… ồ ạt rụng xuống.
Hiện tượng rụng tóc này này thường xảy ra trong khoảng 3 tháng sau khi sinh và tất nhiên, chỉ là tạm thời. Khi lượng estrogen quay trở lại mức cân bằng, tóc sẽ rụng ở tốc độ như bình thường.
Di truyền
Theo Học viện da liễu của Mỹ, rụng tóc do di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Bạn có thể thừa hưởng gene di truyền từ gia đình bên ngoại hoặc bên nội. Tuy nhiên, nguy cơ rụng tóc do di truyền cao hơn khi bạn có cả bố lẫn mẹ đều bị rụng tóc.
Nhược tuyến giáp
Hàng triệu người, phần lớn là phụ nữ mắc các bệnh về tuyến giáp. Khi cơ thể sản sinh quá ít hormone tuyến giáp (loại hormone chịu trách nhiệm tăng cường quá trình trao đổi chất, nhịp tim và cải thiện tâm trạng), bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng nhược tuyến giáp, có thể hiểu là tuyến giáp kém hoạt động.
Ngược lại, tình trạng cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp được gọi là bệnh cường tuyến giáp. Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm từ tốc độ chuyển hóa của cơ thể cho tới tốc độ mọc của tóc, da và móng tay. Nếu cơ thể không có lượng hormone tuyến giáp chuẩn, một số chức năng của cơ thể sẽ có sự thay đổi.
Bệnh lao da
Bệnh lao da là một loại bệnh tự miễn mãn tính, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 1,5 triệu người và thường tấn công phụ nữ trong thời gian sinh nở. Một trong những triệu chứng của bệnh là rụng tóc ở mức độ nhẹ như khi gội dầu hoặc chải tóc. Nếu nặng hơn, bạn có thể bị rụng tóc theo mảng và phát ban trên da đầu.
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những căn bệnh có biểu hiện là rụng tóc. Đây là dạng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu, xảy ra khi hàm lượng sắt trong cơ thể quá thấp, do ăn uống kém, mất máu hoặc có vấn đề trong quá trình hấp thụ sắt. Trong khi đó, hàm lượng sắt thấp đã được khoa học chứng minh có thể gây rụng tóc.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể, khiến buồng trứng sản xuất quá nhiều hormone nam giới. PCOS thường gây vô sinh.
Không chỉ gây rụng tóc mà một số vùng lông trên cơ thể cũng có thể bị rụng khi mắc hội chứng này.
Các bệnh về da đầu
Da đầu không khỏe mạnh sẽ kích thích đáp ứng viêm, khiến tóc khó mọc hơn. Một số bệnh về da đầu có thể dẫn tới rụng tóc như vảy nến, gàu, nấm da đầu.
Rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng là một chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công các nang tóc. Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được khẳng định chắc chắn, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bệnh có thể do bị căng thẳng.
Sấy, ép tóc
Những tổn hại về tóc trong quá trình sấy, ép, làm xoăn… có thể làm gãy sợi tóc, dẫn đến rụng tóc. Những phương pháp dùng nhiệt làm đẹp tóc như vậy gây tổn hại nhiều nhất khi tóc đang ướt bởi chúng làm sôi những giọt nước trên cọng tóc, khiến tóc dễ gãy.