Cách nhận biết rau phun dầu nhớt thải

Theo Kiến Thức |

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (TPHCM), dầu nhớt đã qua sử dụng độc hại hơn vì có thêm các tạp chất thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Tư vấn của chuyên gia sẽ giúp các bà nội trợ cách nhận biết rau phun dầu nhớt thải cũng như cách chọn rau an toàn:

Khuất mắt trông coi 

Ngày 12/3, khảo sát  tại một số chợ trên địa bàn TPHCM như Tân Sơn Nhất, chợ Căn cứ 26 (quận Gò Vấp), chợ Ngã tư ga, chợ An Phú Đông, quận 12 cho thấy, rau muống vẫn là mặt hàng chủ lực trên các sạp.  8h, tại chợ tạm Ngã tư ga, chủ các hàng rau bày la liệt những sạp rau muống xanh non mơn mởn. Chị Phạm Thị Dung chủ hàng bán rau tại chợ này đon đả: "Yên tâm mà ăn rau đi, nhà tôi mướn 8 công rau trồng ở gò sau. Rau không hề sâu tẹo nào, cần rau ngọn mầm có mầm, cần rau ăn giòn có giòn".

Vừa nhặt ra cho vào túi cho khách, chị Dung vừa cho biết: "Rau nhà tôi thế này vẫn bị chê xấu nhưng an toàn, đừng ham xanh non như tranh vẽ mà độc hại đấy! Mua giá nào cũng được hết, bó thì 4.000 - 5.000đ, mua lẻ 1.000 - 2.000đ cũng bán, mua cân thì 6.000 - 7.000đ/kg".

Khi chúng tôi hỏi những người tiêu dùng về cách nhận biết rau phun nhớt thải, đa số cho rằng không có cách nào nhận biết và chỉ nhìn thấy rau sạch sẽ, không sâu, bẩn là chọn mua.

Bà Trần Thị Hoài, trú tại 7P, căn cứ 26, phường 17, Gò Vấp cho biết: Chẳng thể nào phân biệt được rau có phun nhớt hay không, thôi thì "khuất mắt trông coi" không nhìn thấy người ta phun, tưới; thấy mớ rau sạch sẽ là mua, về chịu khó rửa nhiều nước, ngâm nước muối.

Rau muống xanh non, mềm búng bày bán lẻ trên vỉa hè.

Khó nhận biết bằng mắt thường  

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (TPHCM), dầu nhớt đã qua sử dụng càng thêm độc hại vì ngoài dầu nhớt gốc còn có các tạp chất thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Trong khi đó người trồng rau lại dùng cả can, dùng dầu thải tưới, vẩy cho rau thì hậu quả thật khôn lường cho người ăn rau, nặng thì gây ngộ độc cấp, nôn ói, bệnh đường ruột như tiêu chảy, nhẹ thì tích tụ ngấm dần trong cơ thể.

Rau muống thân có cấu trúc mạch rỗng nên chứa nhiều nước. Khi rau được vẩy, tưới trong một lớp váng dầu nhớt, sâu bọ không dám đến ăn lá. Tuy nhiên, lượng dầu này lại được hấp thụ vào các lỗ xốp của thân rau. Vì thế, nếu không rửa kỹ, người ăn rau sẽ rất dễ bị ngộ độc. Hơn nữa, vì dầu nhớt phế thải là loại dầu không phân hủy ngay và là các hydrocarbon thơm nên càng dễ gây ngộ độc cho người ăn rau.

Cơ chế để dầu nhớt làm cho rau muống xanh hơn chưa thấy có công trình khoa học nào khẳng định. Còn khi có một lượng nhỏ dầu (hydrocarbon) trong thân và lá, sẽ ảnh hưởng đến độ khúc xạ của ánh sáng nên có cảm giác rau xanh hơn (xem các quầng sáng trong vùng váng dầu sẽ thấy có màu xanh thẫm cho đến vàng sáng). Để biết có dầu trong rau không thì phải phân tích. Tuy nhiên, có thể vò một vài lá hoặc cọng rau muống trên ngón tay cho thành nước và ngửi xem có mùi dầu không thì biết. Nếu lượng dầu ít và không bị dính lên rau thì khó phát hiện hơn.

GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện TNMT, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM cho rằng: Do lớp màng phủ của dầu nhớt lưu lại trên rau rất mỏng, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ khó nhận biết là rau muống có phun nhớt hay không.

Nhưng nếu quan sát kỹ, những lá rau có phun nhớt thường bóng và tươi xanh hơn mức bình thường. Có thể dùng nước rửa rau, thuốc tím, ngâm nước muối để hạn chế chất độc hại trong rau nhưng không thể tẩy rửa hết các chất độc hại, kim loại nặng từ dầu nhớt thải bám vào rau, những thành phần này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại