Rất nhiều người thích ăn đậu phụ thối tới mức bữa ăn của họ lúc nào cũng phải có món này. Tuy nhiên khi ăn đậu phụ thối cũng cần lưu ý đề phòng bị ngộ độc.
Sau khi ăn đậu phụ thối mà bạn thấy cơ thể không có sức lực, đau đầu, chóng mặt, ăn không có cảm giác ngon miệng, mờ mắt, mí mắt bị sụp xuống, nói chuyện khó khăn thì rất có thể bạn đã bị ngộ độc. Lúc này bạn nên lập tức tới bệnh viện để được điều trị, đề phòng nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc là do một loại vi khuẩn được gọi là Clostridium botulinum. Loại vi khuẩn này được sinh ra trong quá trình chế biến đậu phụ thối, chúng cư ngụ và sinh sôi nảy nở trong đó. Quy trình chế biến đậu phụ thối truyền thống thường là: nấu chín một miếng đậu phụ to sau đó cắt thành những miếng nhỏ đem bỏ vào trong hũ đựng, rồi đem bịt kín miệng hũ để cho đậu phụ lên men.
Bước cuối cùng - đóng kín miệng hũ chính là bước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển. Lúc đó nếu bạn niêm phong miệng hũ quá kín tới mức không khí không thể lọt vào bên trong có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bởi vì vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum là một loại vi khuẩn kị khí, niêm phong quá kín vô tình đã tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng, làm tăng nguy cơ bị ngộ độc. Vì thế khi niêm phong miệng hũ thì nên dùng những vật mà không khí có thể lọt vào trong được ví dụ như lá sen, không nên dùng những vật như ni-lon sẽ cản trở không khí thâm nhập vào trong.
Để đề phòng bị ngộ độc đầu tiên nên lấy đậu phụ thối ra cho vào nồi nấu khoảng 10 phút, khi đó các vi khuẩn đã chết hẳn, thì mới nên mới sử dụng.