Trong "Bồ Đề kệ" có viết: "Bồ Đề chỉ hướng tâm mịch, hà lao hướng ngoại cầu huyền? Thính thuyết y thử tu hành, Tây phương chỉ tại mục tiền!" (nghĩa là: Phật chỉ tìm kiếm trong tâm hồn, chứ nào cần tìm kiếm sâu xa bên ngoài? Chỉ cần tu hành như vậy thì Tây phương, đắc đạo đã ở ngay trước mắt).
Quá trình phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, không chỉ giúp Trung Quốc có được nền tảng văn hóa sâu sắc mà còn giúp văn hóa Trung Quốc trở nên phong phú đa dạng thêm với nhiều loại hình văn hóa khác nhau. Tôn giáo cũng là một trong số các nét văn hóa đa dạng ấy.
Phật giáo là một trong các tôn giáo có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc. Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, được du nhập vào Trung Quốc từ thời Lưỡng Hán, sau đó dần dần phát triển phổ biến tại đây.
Tuy rằng Phật giáo không phải tôn giáo bản địa của Trung Quốc nhưng lại được đông đảo người dân tôn sùng, đến ngày này, các ngôi chùa, tượng Phật giáo vẫn được xây dựng và tu sửa.
Trong khu thắng cảnh điêu khắc đá tại Đại Túc, Trùng Khánh, Trung Quốc có một bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay.
Bức tượng Phật Quan Âm này được xây dựng từ thời Nam Tống, là một trong các kiệt tác nghệ thuật cổ đại khiến người ta phải thán phục, mang giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử to lớn.
Bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay trong khu thắng cảnh điêu khắc đá tại Đại Túc, Trùng Khánh, Trung Quốc.
Theo các ghi chép, bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay có tổng cộng 830 cánh tay, trong đó có một cánh tay bị gãy, nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bức tượng.
Cho đến nay, công trình này đã tồn tại được hơn 800 năm.
Trong thời gian hơn 800 năm qua, bức tượng đã chịu nhiều tác động của thời tiết, trải qua biết bao mưa gió nắng sương, chịu sự tàn phá, mài mòn, đánh mất đi vẻ bề ngoài ban đầu vốn có.
Theo những ghi chép trong lịch sử, trước đây khi bức tượng còn nguyên vẹn, chưa chịu tổn hại, bức tượng vô cùng nguy nga rực rỡ, mang vẻ uy nghiêm của bậc thánh thần, vô cùng tráng lệ.
Tuy nhiên hiện nay, vẻ nguy nga, rực rỡ ấy đã phai mờ từ lâu, còn lại chỉ là cảnh xơ xác tiêu điều.
Tuy rằng trong lịch sử người ta cũng đã từng nhiều lần tiến hành tu sửa bức tượng này, song bởi vì trình độ kỹ thuật còn hạn chế cho nên việc tu sửa chưa được triệt để, hoàn hảo.
Nhằm bảo tồn di sản tượng Phật Quan Âm nghìn tay, Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc đã quyết định tiến hành trùng tu, sửa chữa pho tượng này.
Tháng 4 năm 2011, kế hoạch trùng tu tượng Quan Âm nghìn tay chính thức khởi công. Chính trong thời gian trùng tu này, nhóm nhân viên đã thu hoạch được một bất ngờ lớn.
Tu sửa Tượng Phật Quan Âm.
PHÁT HIỆN BẤT NGỜ TRONG LÚC TRÙNG TU TƯỢNG PHẬT
Ban đầu, người ta cũng chỉ xác định đây là một công trình bình thường, các nhân viên tiến hành trùng tu theo kế hoạch và trật tự như các công trình khác để tiến hành tu sửa.
Song bất ngờ đã xuất hiện khi một công nhân vô tình phát hiện ra một bộ phận bí mật của bức tượng: Phần bụng tượng Quan Âm bỗng mở ra một khoảng trống.
Tất cả mọi người khi đó đều bị hấp dẫn, tò mò muốn biết trong bụng tượng Phật có gì.
Sau khi báo cáo lên cấp trên, thêm một đoàn công tác đã đến hiện trường kiểm tra và vô cùng vui mừng khi tìm thấy khoang trống bên trong bụng tượng phật có một tấm bia đá, một số mảnh vàng lá vụn cùng một vài mảnh gốm sứ.
Trên tấm bia đá được khắc chữ, ghi chép lại lịch sử liên quan đến bức tượng Quan Âm nghìn tay này.
Theo đó, người ta cũng biết được là vào năm Càn Long thứ 45, ở vùng Trung An huyện Toại Ninh, có một người đàn ông tốt bụng tên là Trương Phi Long đã cùng gia đình mình đã cùng nhau tu sửa lại bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay này.
Không chỉ như vậy, tấm bia đá này còn giúp hậu thể hiểu thêm về phong tục tập quán xã hộ và văn hóa tôn giáo thời xưa. Và ở một góc độ nào đó, nó đã giúp lấp đầy những khoảng trống còn thiếu sót trong lịch sử.
Một công nhân đang tu sửa tượng Phật Quan Âm.
Trong khi đó, những mảnh vàng lá cùng gốm sứ vỡ thể hiện kỹ thuật trùng tu thời xưa. Về mặt thời gian và không gian, chúng góp phần kéo gần thêm khoảng cách giữa chúng ta ngày nay và những người cổ đại.
Việc phát hiện ra không gian bí mật trong bức tượng cũng đã khiến tất cả mọi người vô cùng ngạc nhiên.
Một pho tượng tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại được thiết kế một không gian bí mật như vậy, hơn thế, không gian bí mật này sau biết bao nhiêu năm cũng không hề bị hư hại bởi tác động của tự nhiên, vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay. Trí tuệ của người cổ đại quả nhiên là không thể xem thường.
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC
Tháng 6 năm 2015, công trình tu sửa tượng điêu khắc đá Phật Quan Âm nghìn tay tại Đại Túc đã hoàn thành, khôi phục lại vẻ đẹp rực rỡ vốn có của bức tượng, để nó có thể tiếp tục đứng sừng sững nơi đây, che chở cho người dân, giúp văn hóa truyền thống Trung Quốc tiếp tục được truyền thừa và phát triển.
Trong tương lai, pho tượng này vẫn sẽ tiếp tục bảo tồn sự phát triển, phồn vinh của văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Ảnh minh họa.
Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử văn hóa Trung Hoa, văn hóa Phật giáo đã phát triển vô cùng rực rỡ. Mặc dù là tôn giáo đến từ nước ngoài, song theo thời gian trôi qua, Phật giáo sớm đã hòa thành một thể với văn hóa Trung Quốc.
Trong tất cả các khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Hoa đều có bóng dáng, dấu ấn của văn hóa Phật giáo.
Trong suốt hơn hai nghìn năm phát triển, Phật giáo không chỉ làm phong phú thêm văn hóa của Trung Quốc mà còn trở thành một phần quan trọng trong tôn giáo của Trung Quốc, cùng Nho giáo, Đạo giáo trở thành ba tôn giáo lớn tại Trung Quốc.
Tuy rằng, đa số người trong xã hội hiện đại ngày nay đều không hiểu rõ về Phật giáo, song giữa cuộc sống xô bồ, sao bạn không thử dừng lại nghe một đoạn kinh Phật, gột rửa tâm hồn, để cảm nhận vẻ đẹp và sức hút vô tận của văn hóa Phật giáo.