Trong lịch sử các quốc gia trên thế giới, những vụ việc đánh cắp văn vật thời nào cũng có. Vào thời kỳ Phục Hưng, các nhà nghệ thuật gia phương Tây đã để lại rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kinh điển, ví dụ như bức tranh "Mona Lisa" của Leonardo Da Vinci.
Chủ thể của bức tranh sơn dầu là một quý phu nhân giới thượng lưu trong xã hội, bức tranh khắc họa hình ảnh người phụ nữ chốn thành thị, làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ, nụ cười của nàng Mona Lisa cũng trở thành hồi ức khó quên cho những ai đã từng chiêm ngưỡng bức tranh nổi tiếng này.
Bức tranh này mang ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật không thể đo đếm được. Song, bức danh họa này cũng từng nhiều lần bị đánh cắp, cuối cùng được Chính phủ Pháp bỏ ra một số tiền lớn để mua lại, hiện bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Pháp.
Khi một tác phẩm nghệ thuật trở thành văn vật của quốc gia, thì bản thân nó không chỉ chưa đựng giá trị nghệ thuật nữa mà còn bao gồm cả ý nghĩa lịch sử mà tác phẩm ấy từng trải qua.
BÁU VẬT SÔNG MÂN GIANG (TRUNG QUỐC)
Trở lại với đề tài văn vật bị thất lạc, câu chuyện ngày hôm nay đề cập đến một vụ việc có liên quan đến một người nông dân rất đỗi bình thường tên là Ngô Tam Thạch ở Trung Quốc.
Sông Mân Giang (Trung Quốc).
Ngô Tam Thạch sống tại một thôn làng nhỏ ven sông Mân Giang. Thuở nhỏ, anh thường được nghe người dân sống xung quanh nhắc đến báu vật sông trên sông, vì chiến tranh loạn lạc đời trước, nên trong lòng sông Mân Giang có rất nhiều báu vật quý giá do các quan lại quý tộc đời trước để lại.
Những câu chuyện như thế này quả thật rất có sức hấp dẫn với một đứa trẻ còn ngây thơ chưa trưởng thành như Ngô Tam Thạch bấy giờ.
Lúc bé, Ngô Tam Thạch thường tưởng tượng cảnh mình đến sông Mân Giang tìm châu báu, trong một đêm bỗng chốc trở nên giàu có, bởi vậy nên đối với cậu bé Ngô Tam Thạch khi ấy, sông Mân Giang không chỉ là một con sông rộng lớn đơn thuần mà nó còn là nơi cất giấu châu báu quý giá.
Mân Giang là một nhánh của sông Trường Giang, là một phần quan trọng không thể thay thế đối với đất đai và người dân sống xung quanh.
Công trình thủy lợi trên sông Mân Giang là một trong những công trình quan trọng trong lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu đồng ruộng cho người dân sống ven sông.
Tuy nhiên trước đây, do công trình này vẫn đang được tu sửa và cải tạo, chưa hoàn thiện nên đời sống của người dân ven sông vẫn bị đe dọa bởi thiên tai, lũ lụt. Chỉ cần vài trận mưa lớn thì người dân nơi đây sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm trong nước lũ.
Như một cách để phòng tránh tối đa nguy cơ đối mặt với nguy hiểm, chính quyền địa phương hàng năm vẫn cho người dọn dẹp lòng sông Mân Giang. Có một số người khi dọn dẹp lòng sông sẽ tìm được tiền bạc, châu báu. Tin tức một đồn mười, mười đồn trăm, rất nhiều người đều muốn đến sông tìm báu vật.
Rất nhiều cổ vật có giá trị đã được tìm thấy dưới lòng sông.
Sau này, Ngô Tam Thạch cũng tham gia vào đội ngũ dọn dẹp lòng sông, nhưng bởi vì sông Mân Giang quá mức rộng lớn, cho nên Ngô Tam Thạch mãi vẫn chưa tìm được báu vật như mình mong muốn.
Nhưng anh ta không hề bỏ cuộc và cuối cùng, trong một lần làm việc Ngô Tam Thạch cũng đã tìm thấy một chút vận may khi tìm được một đồng tiền cổ, bán đi được một chút tiền.
Từ việc này, Ngô Tam Thạch càng ngày càng đặt nhiều kỳ vọng vào con sông Mân Giang, anh ta muốn được phát tài thêm một lần nữa.
CON DẤU BẰNG VÀNG
Ngô Tam Thạch vẫn luôn chuyên tâm nghiên cứu về các cổ vật, nhằm chuẩn bị cho lần tìm kiếm tiếp theo. Cũng có lẽ vì chuyên tâm như thế, nên ông trời cũng không phụ lòng người. Trong một lần lặn xuống đáy sông tìm báu vật, Ngô Tam Thạch thực sự đã tìm thấy một vật thể có màu vàng, sáng lập lánh.
Con dấu này vừa nhìn đã biết không phải vật tầm thường, cho nên Ngô Tam Thạch mang nó lên bờ, cẩn thận xem xét thật kỹ, mới phát hiện ra trên con dấu có khắc hình hổ. Đến đây Ngô Tam Thạch lại càng thêm tin tưởng đây chính là báu vật.
Ngày hôm sau, Ngô Tam Thạch mang con dấu đến gặp chuyên gia viện bảo tàng để ước định giá trị của nó. Sau khi xem xét con dấu, chuyên gia phát hiện ra con dấu này mang giá trị lịch sử quý giá, cho nên muốn Ngô Tam Thạch để lại cho viện bảo tàng nghiên cứu thêm.
Viện bảo tàng đưa ra mức giá, nhưng nghe xong Ngô Tam Thạch không cảm thấy hài lòng, cho nên đã từ chối để lại. Sau đó, anh ta đã liên hệ với bên mua khác, cuối cùng bán con dấu hình hổ cho một ông chủ chuyên sưu tầm đồ cổ với mức giá 8 triệu ndt ( tương đương 28 tỷ VNĐ).
Cầm được số tiền lớn trong tay, Ngô Tam Thạch cảm thấy vô cùng mỹ mãn, trong lòng còn vô cùng đắc ý vì đã từ chối đề nghị của viện bảo tàng.
Song, Ngô Tam Thạch nào có nghĩ đến văn vật lịch sử đều là tài sản thuộc về quốc gia, và con dấu hổ bằng vàng mà anh ta tìm thấy cũng là tài sản của quốc gia.
3 tháng sau, có người trình báo với cảnh sát việc Ngô Tam Thạch buôn bán văn vật quốc gia. Kết quả là Ngô Tam Thạch bị cảnh sát bắt giữ.
Xét từ việc nhỏ để phán đoán chuyện lớn, phẩm chất và đạo đức của một người cũng phải xem từ những chuyện nhỏ mà anh ta làm.
Ngô Tam Thạch trong lòng không coi trọng quốc gia, nếu đặt trong thời chiến tranh loạn lạc, rất có thể anh ta sẽ chẳng chần chừ mà đem cổ vật quốc gia mang bán cho người nước ngoài.