Dù là thanh niên hay trung niên, chúng ta đều đang chuẩn bị cho cuộc sống ở tuổi "xế chiều" được ổn định. Vậy, tại sao một số lượng đáng kể người trung niên và cao tuổi dù có nhiều tiền bạc, tài sản nhưng họ vẫn sống không hạnh phúc?
Trên thực tế, tất cả những điều này phải bắt đầu từ năm 59 tuổi. Khi một người đến độ tuổi nhất định, họ sẽ thực sự phải đối mặt với một vấn đề là làm thế nào để cân bằng tốt sứ mệnh "làm việc" và "nghỉ ngơi". Có thể nói, công việc và cuộc sống sau khi nghỉ hưu chính là sự ngăn cách giữa hai thế giới, môi trường sống khác nhau thì tập tính và thói quen sống cũng khác nhau.
Hạnh phúc của một người khi về già bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, mấu chốt để xác định cảnh sinh hoạt khi xế chiều của bạn có "ổn định" hay không chính là 6 năm từ 59 đến 65 tuổi.
Một số người cao tuổi dù có nhiều tiền bạc, tài sản nhưng họ vẫn sống không hạnh phúc. Ảnh: Toutian
1. Trong 6 năm từ 59 đến 65, bạn sẽ gặp phải những xung đột giữa cha mẹ và con cái
Trong xã hội Trung Quốc, cha mẹ già có thói quen chia "tài sản" cho con cái với mong muốn chúng có cuộc sống tốt hơn để có thể phụng dưỡng cha mẹ. Đặc biệt ở thành phố, những người già thường phân chia tài sản của gia đình ngay khi về hưu.
Tuy nhiên, trên đời này, lòng người là thứ không đáng tin cậy nhất và nhân tâm là thứ khó lường nhất. Khi bạn đổi tiền lấy lòng hiếu thảo của con cái, bạn chỉ đổi được lòng hiếu thảo nhất thời chứ không phải sự cam kết lâu dài.
Vì vậy, điều mà bạn nên làm sau khi bước sang tuổi 65 chính là tự ổn định về tài chính. Nếu có thể, tự quản lý nguồn thu và chi tiêu hàng ngày để ít nhất bạn có thể sống tự tại mà không phụ thuộc vào bất cứ ai.
Gánh nặng tài chính giữa cha mẹ và con cái sẽ xuất hiện ở độ tuổi 59 đến 65. Ảnh: Toutian
2. Trong 6 năm từ 59 đến 65, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh tật
Đặc biệt, khi bước qua tuổi 59, chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề về thể chất và dần cảm nhận được sự hoang vắng của " tuổi già ". Xung đột gia đình cũng từ đó mà ra.
Có một cụ ông 63 tuổi ốm liệt giường, không cử động được. Thời gian đầu, các con cũng lo lắng, hết lòng quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên, năm tháng qua đi, họ cũng bị công việc, cuộc sống riêng của mình cuốn lấy, không còn dành nhiều công sức cho việc chăm sóc ông nữa.
Sau này, cộng thêm gánh nặng về tài chính khi phải đi viện khám chữa liên tục cho cụ ông, mọi người dần trở nên bất hòa với nhau. Đến năm thứ ba sau ngày đổ bệnh, các con chăm sóc cho ông mà không một chút hiếu nghĩa, tình cảm. Khi ấy, ông cụ mới thở dài rằng, bệnh tật càng lâu thì gia đình càng khó hòa thuận.
Khi con người ta đạt đến độ tuổi này, những vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện cùng với sự cô đơn, mệt mỏi và thất vọng. Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sẽ trở thành gánh nặng tài chính và ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.
Quan hệ cha mẹ - con cái ảnh hưởng lẫn nhau trong mối quan hệ gia đình. Ảnh: Toutian
3. Vì sáu năm từ 59 đến 65 rất quan trọng, chúng ta nên làm gì?
Ở độ tuổi 59 đến 65, cơ thể sẽ chỉ ngày càng xấu đi. Đặc biệt, nếu bạn suy yếu về thể chất, mắc bệnh kéo dài, tuổi thọ sẽ giảm sút nhanh chóng. Vì vậy, để những năm cuối đời được an nhàn, vui vẻ, mọi người phải biết cách thực hiện ba điều sau:
Điểm đầu tiên là bạn không nên dễ dàng phân chia tài sản của gia đình mà phải tự mình nắm giữ tiền bạc trong tay.
Có lẽ nói ra điều này khiến mọi người cảm thấy rất ích kỷ, nhưng một khi ai đó phản bội hoặc làm điều sai trái với bạn, khi không có tiền thì bạn chỉ có thể như "cá mắc cạn" mà thôi. Tốt hơn là hãy thực tế. Tiền bạc lạnh lùng nhưng trung thành còn trái tim vẫn có ngày đổi thay.
Vấn đề gia đình thực ra khó giải quyết nhất là vấn đề cha mẹ - con cái. Vì giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại một khoảng cách nhất định. Nếu không cẩn thận, mâu thuẫn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Điểm thứ ba, chăm sóc cơ thể thật tốt chính là xây dựng một tương lai tươi đẹp và hạnh phúc.
Sức khỏe quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Cho dù con cái có hiếu với bạn đến mức nào thì chúng cũng không thể khỏe mạnh và già đi thay bạn. Ít ra những người già khỏe mạnh được con cháu kính trọng, còn những người già không khỏe mạnh dễ gặp cảnh cô đơn, buồn tủi một mình bên giường bệnh.
Cơ thể là nền tảng của hạnh phúc. Do đó, hãy tập thể dục thường xuyên và trau dồi những thói quen trong cuộc sống, cải thiện chế độ ăn uống, vận động phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đây mới là chân lý lâu dài, giúp cho mọi người có nửa đời sau ổn định và an yên hơn.
*Theo: Toutian