"Sứ giả đặc biệt" của Liên Xô khiến phòng không Trung Quốc khóc ròng vì bất lực

Lâm Vy |

Mối lo ngại ngày càng gia tăng về chương trình hạt nhân của Trung Quốc trong những năm 1970 đã thúc đẩy Liên Xô cho ra đời một phiên bản phi cơ đặc biệt.

Sự ra đời của MiG-25RR

Tiêm kích MiG-25 Foxbat của Liên Xô gia nhập biên chế vào năm 1970 với thiên hướng trở thành mẫu máy bay chiến đấu tiên tiến nhất vào thời điểm đó và giờ đây nó vẫn là một trong những chiến đấu cơ nhanh nhất trên thế giới.

Foxbat có thời gian phục vụ lâu hơn tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ 3 của Nga trước đây, tới năm 2013 nó mới "về hưu" và một số chiếc hiện đang hoạt động với cấu hình nâng cấp trong trang bị của một số quốc gia là khách hàng quốc phòng của Liên Xô, chẳng hạn như Algeria và Syria.

Hai biến thể chính của MiG-25, gồm tiêm kích đánh chặn (dành cho Phòng không Liên Xô) MiG-25P và tiêm kích trinh sát-ném bom (dành cho Không quân Liên Xô) MiG-25R, đã gia nhập biên chế với vai trò được chuyên môn hóa cao.

Mỗi biến thể lại lần lượt được cải tiến thành nhiều biến thể phụ nhằm đáp ứng nhiều vai trò, như áp chế phòng không, tác chiến điện tử và oanh tạc từ độ cao lớn.

Sứ giả đặc biệt của Liên Xô khiến phòng không Trung Quốc khóc ròng vì bất lực - Ảnh 1.

Biến thể trinh sát-ném bom MiG-25RB.

Bên cạnh đó, mối lo ngại ngày càng gia tăng về chương trình hạt nhân của Trung Quốc trong những năm 1970 đã thúc đẩy Liên Xô cho ra đời một biến thể đặc biệt của MiG-25R nhằm giám sát các cuộc thử nghiệm hạt nhân bên kia biên giới.

Mặc dù có tới hơn 220 chiếc MiG-25R, với nhiều biến thể khác nhau, được chế tạo nhằm đảm nhiệm các vai trò trinh sát, ném bom ở độ cao lớn, hoặc trinh sát-ném bom, nhưng chỉ có 8 chiếc trong số này được thiết kế để giám sát các vụ thử nghiệm hạt nhân.

Chúng được gọi là MiG-25RR và có thiết kế đặc biệt để đáp trả mối đe dọa mà chương trình hạt nhân của Trung Quốc có thể tạo ra sau khi mối quan hệ Xô-Trung rạn nứt.

Phòng không Trung Quốc bất lực

Theo tạp chí MW, mặc dù Liên Xô đóng vai trò quan trọng khi Trung Quốc khởi xướng chương trình hạt nhân, nhưng mối quan hệ giữa hai phía đã xấu đi sau khi nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev lên cầm quyền.

Điều đó khiến Bắc Kinh chuyển hướng mục tiêu cho chương trình vũ khí hạt nhân sang răn đe bất cứ hành động quân sự nào của Liên Xô ở biên giới phía bắc và phía tây, cũng như các hành động quân sự của Mỹ ở phía đông và phía nam.

Sứ giả đặc biệt của Liên Xô khiến phòng không Trung Quốc khóc ròng vì bất lực - Ảnh 2.

Cuộc thử nghiệm hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc (PLA) thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên trong năm 1964, và vũ khí nhiệt hạch đầu tiên vào năm 1967. Các cuộc thử nghiệm tiếp tục cho tới năm 1996, và trong thời gian này PLA không ngừng phát triển các loại vũ khí có tải trọng lớn hơn, với đầu đạn nhỏ-nhẹ hơn, cho phép gắn trên tên lửa đạn đạo.

Trong khi Triều Tiên chỉ mất 1 thập kỷ để đạt được thành quả này, thì Trung Quốc mất tới 32 năm mới đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Tổng cộng trong ngần ấy năm, PLA đã tiến hành 45 vụ thử hạt nhân, vụ thử lớn nhất được tiến hành vào tháng 11/1976, khi một quả bom hydrogen với sức công phá 4 megaton được kích nổ trong khí quyển.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Các vụ thử với tần suất "vô cùng thường xuyên" của quốc gia láng giềng đã làm dấy lên mối lo ngại lớn từ phía Liên Xô.

Sứ giả đặc biệt của Liên Xô khiến phòng không Trung Quốc khóc ròng vì bất lực - Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-25 Foxbat.

8 máy bay trinh sát MiG-25RR được triển khai với bộ thiết bị tác chiến Vista, trong đó có các pod lấy mẫu không khí FUKA dùng để phát hiện phân tử phóng xạ trong bầu khí quyển ở độ cao lớn.

Mặc dù bộ thiết bị này ban đầu được thiết kế cho máy bay trinh sát Yakovlev, nhưng chúng đã được điều chỉnh để lắp đặt lên MiG-25 do Foxbat có khả năng bay nhanh hơn và cao hơn, dễ qua mặt các hệ thống phòng không của Bắc Kinh.

Mẫu máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc (PLAAF) vào thời điểm đó là một biến thể đời đầu và tương đối thô sơ của tiêm kích hạng nhẹ một động cơ J-7 (thiết kế dựa trên MiG-21 Liên Xô). Nó chỉ có thể bay với vận tốc dưới Mach 2 và ở độ cao tương đối thấp.

Trong khi đó, hệ thống phòng không mạnh nhất lúc bấy giờ của Bắc Kinh là tổ hợp tên lửa tầm xa S-75 của Liên Xô.

Sứ giả đặc biệt của Liên Xô khiến phòng không Trung Quốc khóc ròng vì bất lực - Ảnh 5.

Tiêm kích J-7 của Trung Quốc.

Tốc độ và trần bay của Mi-25 giúp nó đối phó hiệu quả với các phương thức ngăn chặn của đối thủ. Quả thực, PLA đã không thể phát hiện ra Foxbat do năng lực phòng không yếu.

Phải tới những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ và Bắc Kinh bắt đầu đặt mua các hệ thống phòng không mới, cũng như máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, thì năng lực phòng không của Trung Quốc mới được cải thiện.

Sau khi giám sát các hoạt động thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc, MiG-25 còn được triển khai để thực hiện một số nhiệm vụ tương tự. Iraq thường xuyên điều động phi đội MiG-25 tới trinh sát các cơ sở quân sự của Iran, và giám sát các cơ sở hạt nhân của nước này – nơi thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công.

Ấn Độ cũng từng triển khai phi đội nhỏ gồm 8 biến thể trinh sát của MiG-25R để giám sát các hoạt động quân sự và hạt nhân của Pakistan trong những năm 1980, 1990.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại